Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Những cái "bẫy" dễ mắc ở nữ trí thức


Tự kiêu. Với những người phụ nữ thông minh, lại được có cơ hội học hành đến nơi đến chốn thì "bẫy" tự kiêu – tự cho mình giỏi hơn người khác rất dễ mắc. Tự kiêu ở họ không đơn giản như những người khác, họ ít tỏ vẻ ta đây hay coi thường người khác ra mặt. Họ có biểu hiện tự kiêu rất kín đáo, đôi khi chính họ cũng không nhận ra.

>> Muốn ly dị nhưng sợ không nuôi được con >> Làm việc để làm gì?
Những cái
Những cái "bẫy" dễ mắc ở nữ trí thức
Tự kiêu ở họ không đơn giản như những người khác, họ ít tỏ vẻ ta đây hay coi thường người khác ra mặt. Họ có biểu hiện tự kiêu rất kín đáo, đôi khi chính họ cũng không nhận raCó thể họ tự cho mình giỏi nên ít chịu chấp nhận, lắng nghe ý kiến người khác. Khi có tranh luận họ thường giành phần thắng một cách khéo léo, nếu ai đó phản đối họ sẽ tìm cách lập luận và bắt bẻ lại ý kiến của người đó.
Những người mắc bẫy này thường không công nhận họ là người tự kiêu. Họ cho rằng họ có lý luận sắc bén, có hiểu biết thì suy nghĩ của họ chắc chắn đúng hơn người khác là điều bình thường. Họ cho mình cái quyền phê phán người khác, nhất là phê phán những phụ nữ kém sắc sảo hơn họ. Chính họ không cho họ có cơ hội nhìn ra điểm yếu của mình dù họ biết ai cũng có khuyết điểm. Và họ càng đánh mất cơ hội học hỏi từ mọi người xung quanh vì họ cho rằng ít người xứng đáng để họ học. Họ dễ mắc lỗi không biết mình là ai trong quan hệ với người khác.
Mẫu phụ nữ này không hiếm gặp ở các cơ quan, đơn vị. Họ luôn là người nổi bật ở mọi nơi, mọi lúc. Lời nói của họ hùng hồn và khó ai có thể bác bỏ. Thời gian đầu tiếp xúc mọi người rất thán phục sự thông minh, sắc sảo của họ. Nhưng dần dần thái độ kiêu ngạo ngầm đó cũng không che dấu được ai. Mọi người sẽ lắc đầu và nhún vai khi nghe họ nói.
Nếu bạn thông minh, giỏi giang mà mọi người bắt đầu xa lánh bạn, hay mẫu thuẫn với bạn, bạn hãy tự nhìn lại xem mình có rơi vào "bẫy" này không?
Để thoát khỏi "bẫy thông minh" do bạn tự giăng ra, bạn cần nhìn nhận giá trị của mọi người xung quanh. Ai cũng có thế mạnh nào đó. Và suy nghĩ của mỗi người trong từng hoàn cảnh là khác nhau. Chúng ta cần lắng nghe và chấp nhận người khác cho dù mình có ý kiến khác họ. Cho mình luôn đúng, luôn giỏi liệu có phải là mình đang tự lừa dối chính mình rằng mình thông minh?
Biết mà không làm được
"Bẫy" này ngược lại với "bẫy tự kiêu". Nếu "bẫy tự kiêu" tự bản thân người mắc không ý thức được thì bẫy “biết mà không làm được” được khá nhiều người tự công nhận. Ví dụ, lướt trên các diễn đàn thấy các bà mẹ trí thức rất rành chuyện nuôi dạy con, chiều chồng nhưng chính họ lại vò đầu bứt tai vì biết mà làm khó quá.

Ai cũng biết giữa nhận thức và việc làm luôn có khoảng cách. Khoảng cách này lớn hay nhỏ là tùy người. Tùy thuộc vào sự kiên trì, hoàn cảnh của họ,… Nhưng với phụ nữ có học thì khó khăn hơn các chị em học ít. Các chị em học ít không biết nhiều nên họ có thái độ ham hỏi. Và khi họ đã tin tưởng vào kiến thức từ ai đó họ làm liền, không băn khoăn do dự. Nhưng chị em có học thì khổ vì cái sự biết nhiều của mình nên lại mất thời gian do dự, kiểm chứng, tìm hết nguồn thông tin này đến nguồn thông tin khác. Đến khi đọc nhiều quá, biết nhiều quá nên... mệt mỏi không biết tin vào kiến thức nào, (vì kiến thức trong sách, trên mạng đôi khi mâu thuẫn nhau). Có chị em mắc bệnh "đẽo cày giữa đường", ai bảo sao làm vậy. Có chị em đa nghi quá cuối cùng chẳng theo một kiểu nào, cứ nghĩ sao làm vậy. Vì thế, đôi khi họ bỏ qua những lời khuyên rất xác đáng, hay một cơ hội nghe tư vấn từ người có chuyên môn.
Đặc biệt người học nhiều thường lại dễ đánh mất cơ hội học hỏi từ cuộc sống, từ mọi người xung quanh. Đôi khi một bà mẹ chồng mù chữ nhưng có cách chăm con rất khéo, dạy con ngoan nhưng lại không được cô con dâu bằng cấp đầy mình tin tưởng, nhờ vả, hỏi han…
Trường hợp khác, phụ nữ có học biết nhiều nhưng không có thời gian để ...áp dụng. Do bận công việc cơ quan, bận phấn đấu cho sự nghiệp riêng nên con để người giúp việc dạy, chồng cũng để người giúp việc lo… Họ cũng đem kiến thức về hướng dẫn người giúp việc nhưng kết quả thường không như ý muốn. Và khi nhìn lại thì con mình giống ai đó. Chồng mình thuộc về ai đó.
Và có một số trường hợp biết nhiều nhưng không kiên nhẫn làm. Có chị em vì quá bận, quá áp lực, quá mất cân bằng nên … hay nổi nóng, hay cáu gắt, đánh con. Vậy là mọi kiến thức như nói nhẹ nhàng con mới nghe, phải gần gũi làm bạn với con con mới chia sẻ, … đều chỉ là lúc nào bình tĩnh mới nhớ ra. Nhớ ra thì đã muộn…
Nếu bạn đang rơi vào "bẫy" này xin đừng chần chừ mà không tìm cách thoát ra. Thời gian là con đường một chiều. Bạn sẽ không bao giờ lấy lại được từng ngày đã trôi qua, bạn càng không quay lại tuổi thơ của con cái, và rất khó quay ngược tình cảm vợ chồng. … Bạn giỏi chuyên môn chưa đủ, bạn cần biết và áp dụng những kiến thức giản dị nhưng thiết thực cho cuộc sống của bạn, con bạn, gia đình bạn. Học cách dạy con nên người, học cách giữ gìn sự ấm áp trong gia đình, học cách giữ gìn sức khỏe … rất cần phụ nữ đầu tư học đến nơi đến chốn, học suốt đời. Và chọn lọc thông tin, học đi đôi với hành là hai khả năng quan trọng đối với sự học suốt đời của mỗi người.
Bị mọi người đánh giá khắt khe vì cái mác học vấn
Phụ nữ có học vấn cao, có địa vị… càng bị cái mác đó làm cho khổ sở. Với mọi người xung quanh hình như họ không được phép mắc sai lầm. Sai lầm là bị chê cười: có học mà ..vậy à? Tưởng ghê gớm…Cô ấy phải ứng xử khác chứ, sao lại như vậy?…. Mọi người thường quên người có học, có bằng cấp, có địa vị thì họ cũng chỉ là những con người bình thường. Họ cũng có những hỉ, nộ, ái, ố… như mọi người. Và họ cũng hoàn toàn có thể mắc sai lầm trong vài hoàn cảnh nào đó. Hơn nữa không ai giỏi mọi thứ. Nhưng người giỏi nổi bật thường bị gán cho phải giỏi nhiều thứ, thứ gì cũng phải biết. Đặc biệt giao tiếp ứng xử mà kém là bị đánh giá rất nặng nề.
Ai đó đang rơi vào "bẫy" này có thể sẽ rất khó chịu. Bạn sẽ thấy mọi người bất công với mình, thấy mình bị kỳ vọng nhiều quá. Thoát khỏi cảm giác này hay không phụ thuộc vào chính bạn. Cảm xúc là tự nhiên, nhưng duy trì cảm xúc nào đó là do ta chịu trách nhiệm, do suy nghĩ của ta điều khiển. Ai đó đánh giá bạn dựa vào mác học vấn, mác địa vị của bạn, bạn hãy thông cảm cho họ. Đánh giá ta là quyền của họ, ta có nhận đánh giá đó hay không là quyền của ta. Họ đánh giá ta theo lăng kính “cách nhìn” của họ. Sao ta lại phải mất thời gian khổ sở vì những đánh giá của người khác? Sao ta lại để mình bị tổn thương vì đánh giá của ai đó? Bạn tự tin bạn là chính bạn với tất cả ưu và nhược điểm, bạn hãy vui vẻ với tất cả những lời nhận xét tốt và xấu về bạn. Không ai làm ta tổn thương được trừ chính ta mà thôi.
Dễ làm chồng tự ái
 Một cái "bẫy" nữa khá nguy hiểm đó là phụ nữ có học vấn cao dễ làm chồng tự ái. Tự ái vì kém vợ!
Tự ái có thể đến từ mọi người xung quanh khích bác. Đi nhậu, đi tụ tập đều bị bạn chọc là kém vợ, vợ nuôi, vợ là sếp… Vậy là tích tụ lâu ngày những lời khích đó biến thành tự ái.
Tự ái của chồng đôi khi đến từ phía người vợ. Có thể do người vợ thông minh nên tự mình giải quyết mọi chuyện của vợ và của gia đình, không cần đến chồng, không nhờ chồng, không bàn bạc với chồng. Có thể do người vợ thiếu tế nhị nên thể hiện mình trước chồng và mọi người hơi lấn lướt nên con cái, hàng xóm, bạn bè … chỉ thấy vợ hơn chồng, còn chồng thì không có vai trò gì nên cũng khiến chồng tự ái.
Tự ái còn do chính tâm lý của người đàn ông. Thường đàn ông rất muốn mình hơn phụ nữ một cái đầu nên khó chấp nhận chuyện vợ hơn mình. Nhưng xu thế hiện nay nam giới tự tin, không so sánh mình với phụ nữ nên chuyện vợ làm gì, học đến đâu không ảnh hưởng đến vị thế của họ.
Thực tế những bà vợ có học rất khó xử trong trường hợp này. Xử sự sao cho chồng không tự ái là rất khó khăn. Sự tế nhị rất có ích, nhất là khi có người thứ 3. Luôn tôn trọng chồng, yêu thương chồng sẽ dần lấp đầy hố sâu tự ái.
Chúng ta đóng nhiều vai trò xã hội khác nhau. Ở cơ quan chúng ta là nhà quản lý. Ở nhà trong quan hệ với chồng con, chúng ta là vợ, là mẹ. Mỗi vai trò có những quyền và nghĩa vụ riêng. Phụ nữ biết mình đang ở đâu, đang là ai trong quan hệ với ai sẽ đóng đúng vai trò của mình và sẽ ứng xử đúng với vai trò đó.
Biến mình thành... siêu nhân
"Bẫy" tự biến mình thành siêu nhân luôn được nhiều phụ nữ hiện đại rơi vào. Họ gắng chu toàn mọi việc trong gia đình, ngoài xã hội. Thời gian luôn là thứ họ thiếu nhất. Việc chăm sóc bản thân họ luôn bị họ quên nhất. Từ “không” là từ họ ngại nói nhất. Ai nhờ cũng nể mà làm, và còn tự hào vì được tin tưởng nữa. Việc gì cũng đến tay họ và phải là họ làm họ mới yên tâm. Với phụ nữ bình thường họ chỉ chọn đầu tư nhiều vào sự nghiệp hoặc gia đình, còn với phụ nữ siêu nhân họ muốn cả hai. Danh hiệu giỏi việc nước, đảm việc nhà trao cho họ là rất xứng đáng. Nhưng họ được gì? Sau một thời gian nỗ lực sẽ là sự mệt mỏi, sẽ là bệnh tật, sẽ là sự bất như ý trong cả gia đình và cơ quan.
Mỗi người chúng ta là một người bình thường. Bạn chỉ có từng đó sức khỏe, bạn chỉ có từng đó thời gian. Bạn phân thân càng nhiều bạn càng thấy vất vả hơn, càng thấy áp lực hơn mà kết quả lại thường không được như mong đợi. Đừng kỳ vọng  vào bản thân quá nhiều. Bạn có thể rất giỏi, rất đảm đang nhưng bạn cần giữ sức để chạy đường trường bên cha mẹ bạn, con bạn, chồng bạn.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

4 câu không nên nói khi nàng khóc


Những câu nhận định chủ quan sẽ khiến nàng bực tức và thậm chí khóc to hơn.

>> Có nên chủ động quan tâm đến người ấy?
Khi người phụ nữ khóc, đàn ông thường cảm thấy lúng túng và bối rối. Vì thế mới có trường hợp chính các chàng tự đẩy mình vào hoàn cảnh khó xử hơn vì sảy miệng. Dưới đây là những câu nói các chàng không nên sử dụng để an ủi phụ nữ khi nàng khóc.
1. Em làm ơn đừng khóc nữa
Câu nói này chẳng những không khiến nàng ngừng khóc mà thậm chí cô ấy còn khóc to hơn. Thay vào đó, điều chàng nên làm là hãy để nàng khóc và tự giải phóng nỗi buồn phiền. Bạn chỉ cần ngồi bên cạnh, lắng nghe nàng trút bầu tâm sự. Và nếu được, hãy ôm nàng vào lòng, vỗ nhè nhẹ lên lưng của nàng. Hành động này sẽ thay cho mọi lời muốn nói.
2. Anh hiểu em đang cảm thấy thế nào
Đây thực sự là một lời nói dối bởi không ở vào hoàn cảnh của nàng thì chàng không bao giờ hiểu được nàng cảm thấy thế nào đâu. Vì vậy, khi chàng nói câu này, có thể sẽ làm cho nàng thêm bực tức mà thôi.
3. Mọi chuyện chẳng tệ như em nghĩ đâu
Cũng giống như câu nói trên, vì chàng là người ngoài cuộc nên chẳng thể hiểu rõ ngọn ngành của sự việc. Do đó, lời nhận định trên hoàn toàn mang màu sắc chủ quan của chàng. Hãy hiểu rằng, tâm lý của phụ nữ luôn có xu hướng nghiêm trọng hóa mọi việc. Ít nhất trong lúc này, chàng không nên phán xét gì cả mà hãy cứ để mọi chuyện diễn ra thật tự nhiên. Còn nhiều cơ hội để phân tích cho nàng hiểu.
4. Nhiều người khác còn gặp chuyện tồi tệ hơn cơ
Phụ nữ ghét nhất là bị so sánh. Thế nên, câu nói này của chàng chẳng khác nào hành động đổ thêm dầu vào lửa. Dù có thể điều chàng nói hoàn toàn đúng với thực tế nhưng với nàng lúc này, chuyện của nàng mới là điều tồi tệ nhất.
Tường Vi

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Nghi Thức Nhập Mạch, Thành Phục Và Cúng Cơm Thích Ngộ An (Soạn)


Nghi Thức Nhập Mạch, Thành Phục Và Cúng Cơm
Thích Ngộ An (Soạn)
I/ Nhập Mạch
1. Lời Khai Thị : (Lời khai thị đọc trước khi bắt đầu tiến hành tất cả các khóa lễ kỳ siêu trợ lực- có thể đọc trước lúc di quan sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho von linh)
Này giác linh ..….. giác linh đã quy y tam bảo rồi , tức là đã quy y Phật rồi, quy y pháp rồi, quy y tăng rồi, không những thế giác linh vì tỏ ngộ thế gian là vô thường, khổ đau và vô ngã, từ bỏ gia đình vấn bước vào cửa Phật, đã xuất gia với Thầy ..........vào ngày......tháng........năm........hôm nay duyên phần đã mãn, giác linh ….. phải luôn nhớ đến Phật, không nên nghĩ nhớ đến con cháu, thân nhân, vì con cháu thân nhân không thể cứu được giác linh (hương linh) trong lúc này, chỉ có Phật mới cứu được mà thôi. Nên giác linh (hương linh) phải chí thành nhớ tới Phật, tưởng Phật và không tiếc thân mạng. Thân này vô thường, là tạm bợ. Vì vậy khi hết duyên thì đi, không có gì phải buồn, phải sợ, cũng đừng nuối tiếc hãy buông bỏ mà ra đi thảnh thơi. Nhớ đi theo Phật chớ không đi theo đường nào hết.
Và giác linh nên (hương linh) nhớ rằng sau khi đi rồi, nếu chưa đủ duyên về cõi Phật thì trở lại cõi người tìm chỗ nơi có đạo đức để gá thân sau mà tiếp tục tu nữa, chớ đừng quên hạt giống xuất gia tu hành của mình, đời này đi được một bước, rồi đời sau thêm nhiều bước nữa, tiến mãi trên đường tu hành giác ngộ giải thoát. Không phải một lần tu này là đủ, mà phải tu nhiều lần như vậy. Giác linh (hương linh) nhớ tỉnh, nhớ cố gắng tu hành đừng có quên hạt giống giác ngộ đã gieo. Phải cố gắng nuôi dưỡng chủng nhân lành này.
Vậy mong rằng giác linh (hương linh) luôn sáng suốt. Một là nhớ Phật, hai là nhớ duyên tu hành của mình, mong giác linh (hương linh) được nhẹ nhàng an ổn, chớ có buồn, đừng có nghĩ tưởng, đừng có nhớ ai hết, hãy bình tâm tỉnh táo ra đi. Và luôn nhớ rằng tâm tỉnh giác sáng suốt thanh tịnh đó mới thật là mình, là năng lực sống hằng hữu không sinh diệt. Còn vọng thức sinh diệt lúc có lúc không là hư ảo không thực đừng ái chấp, hãy để tâm bình thản an nhiên đừng lo sợ trước những cảnh trần, chúng chỉ là ảo giác của tâm sanh ra, luôn nhớ như thế.
Hãy nên nhớ thân này là vô thường biến hoại, đấy là lệ chung cho tất cả mọi loài, mang nó là khổ, ai ai có thân rồi cũng phải chết. Chỉ có Đức Phật là bậc giác ngộ sáng suốt luôn thanh tịnh mới không sanh không tử, và chỉ khi nào chúng ta ngộ được bổn tâm bất sanh nên mới trở thành bất tử  như Đức Phật.
Cho nên còn duyên thì ở, hết duyên thì ra đi để thảnh thơi có thân khác tốt hơn, tu hành là được tiến hơn. Đừng có hồi hộp lo sợ, vì lo sợ làm cho tâm cuồng loạn mà thôi, bị cuồng loạn sinh ra những niệm điên đảo không tốt. Ráng tỉnh, nhớ thân này là biến hoại vô thường, đi thì nhớ Phật, luôn luôn nhớ như vậy.
Hỡi này hương linh .....! Hương linh thật đã chết rồi. Hương linh đừng nên nuối tiếc thân xác này vì nó kết hợp bởi đất, nước, gió, lửa. Giờ đây hương linh không còn mượn gió (không khí) nữa, nên thân thể không còn hoạt động gọi là chết.
Hương linh chớ nên lưu luyến cha mẹ, vợ chồng, con cái và thân bằng quyến thuộc; cũng đừng có buồn tủi, oán hờn bất cứ ai, vì sự tham lam, luyến ái, hận thù, sân, si... không mang lại lợi ích gì cho ta lúc này cả, mà ngược lại nó là nhân đưa hương linh vào trong các đường khổ. Từ nay hương linh không thể tiếp tục ở lại với họ nữa. Thân họ cũng giống như thân của hương linh đều do đất nước gió lửa hợp thành và sẽ phải bị tan hoại thôi.
Tất cả tài sản của cải cũng không nên luyến tiếc, vì hương linh chẳng thể dùng chúng được nữa, mà hãy vui lòng để cho người thân ở lại tuỳ ý mặc dùng.
Và giờ đây, tất cả những cảnh tượng mà hương linh đã thấy, dù tốt đẹp hài lòng hay khủng khiếp ghê sợ cũng đều là do tâm thức của hương linh biến hiện ra. Hương linh chẳng nên mê lầm sợ hãi, hãy tin chắc như thế và luôn nhất tâm nhớ Phật, cầu Phật gia hộ che chở. Nhờ đức tin mà người tầm thường nhất cũng được thoát khổ. Hương linh hãy nhớ lấy và một lòng cầu nguyện Phật tiếp độ cho.
Nam mô phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
(khai thị xong thì “sái tịnh” TẩnLiệm hương linh)
2/ Sái Tịnh:
(Để cốc nước có cành hoa vào lòng bàn tay trái, tay phải bắt ấn - đầu ngón cái và ngón áp út cong lại chạm vào nhau, 3 ngón còn lại thì ngay thẳng; đọc bài kệ ).
Phù thử thủy giả, Bát công đức thủy tự thiên chơn
Tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần,
Biến nhập Tỳ Lô Hoa tạng giới,
Cá trung vô xứ bất siêu luân.       
Thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân.
Trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ.
Quyên trừ nội ngoại, đãn địch đàn tràng.
Sái khô mộc nhi tác dương xuân,
Khiết uế ban nhi thành tịnh độ.
Sở vị đạo: Nội, ngoại, trung gian vô trược uế,
Thánh, phàm, u, hiển tổng thanh lương.
Bồ Tát liễu đầu cam lồ thuỷ.
Năng linh nhất đích biến thập phương.
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ.
Phổ sái hương linh tất thanh tịnh.        
 (đứng dậy rảy nước chung quanh thi thể và quan tài. và khi khiêng thi thể vào quan tài Ban Hộ niệm tán pháp và tụng Kinh Bát Nhã - liên tục nhập mạch cho đến khi đậy nắp quan tài)
II/ Thành Phục:
1/ Nguyện hương:
Thắp nén hương thơm, tâm thành bái thỉnh. Cung di Thánh giáo ngưỡng vọng đức Địa Tạng Từ Tôn tiếp độ hương linh …..… được về đây thính pháp nghe kinh cùng thọ vật thực, và được nương nhờ thần lực tam bảo hộ trì tiếp độ mà phát tâm Bồ đề, sớm tỉnh giác chóng thoát khỏi vòng trầm luân mê muội, thác sanh về nơi cõi an vui, gặp chánh pháp tu hành được giác ngộ giải thoát.
  Thành tâm triệu thỉnh, triệu thỉnh hương linh nương từ lực tam bảo buông xả thân 5 uẩn, phản quan hồi qui giác tánh thanh tịnh, rõ nẽo luân hồi, không lầm nhân quả được giác ngộ biết vô sanh.           
Sống vốn khôn ngoan chết phải linh.                         
Âm dương hai ngã tự phân minh.   
Gia đình tha thiết dâng trai lễ. 
Hương linh ……. mau về lắng kệ kinh.
2/ Đọc Lời Khai Thị Trước Khi Phát Tang
        Này hởi hương linh... Phật có dạy: Một tánh giác xưa không sanh, nay không diệt. Riêng thân tứ đại này, có hợp phải có tan. Bởi tối sơ một niệm sai lầm theo vọng tưởng có sanh có diệt. Tổ Đại Ma xưa quảy dép về Tây, sanh mà không sanh; nơi Song lâm đức Thích Ca Mâu Ni, diệt mà không diệt. ôi một phen nếu không thấu triệt, khó thoát khỏi cảnh nổi trôi. Thế nên biết trời người còn phải chịu luân hồi, huống chi chúng ta làm sao tránh khỏi sanh tử.
Hôm nay đây con cháu thân quyến quỳ trước linh sàng xin chịu thọ tang, nơi biệt cảnh xin hương linh về đây chứng giám. (phát khăn tang, từng người lễ hương linh 2 lễ khi nhận khăn tang).
Phát Tang cho gia đình con cháu xong, quay qua bàn vong cúng cơm.
III/ Cúng Vong
1/ CHỦ LỄ XƯỚNG:
Này hương linh…. nay đây thân quyến (con cháu)
Tề tựu cung đối trước linh sàn,
Thương tưởng nhau ân nghĩa thâm tình.
Cầu Phật độ hương linh siêu thoát 
Tuy âm dương xa cách không lường. 
Nhưng Phật pháp gia trì tức ứng.  
(Trà châm sơ tuần, tụng chú Cam Lồ 3 lần, pháp quyến lễ hương linh 2 lễ,  )
(Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (3 lần))
2/ CHỦ LỄ XƯỚNG:
Cuộc hồng trần xoay vần quá ngán,  
Kiếp phù sinh tựu tán mấy lăm hồi.
Hương linh có biết chăng ôi ! 
Thân này tuy có, có rồi hoàn không.
Có sinh có tử có luân hồi,
Không sinh không tử không đến đi.
Sinh tử đến đi đều là mộng. 
Chơn tâm hằng tỏ chẳng nghĩ nghì.    
(Trà châm nhị tuần, pháp quyến đảnh lễ hương linh 2 lễ, tụng chú cam lồ)
(Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (3 lần))

3/ CHỦ LỄ XƯỚNG:
Nghĩa sinh thành nặng nề sao kể
Xuôi nên câu báo đáp hằng ghi
Nhớ công đức cha sinh mẹ dưỡng .
Khác nào như biển rộng sông sâu.
Nền nhân cội phúc là đâu ? 
Phận con cháu phải nghĩ câu báo đền.
Dâng thức ăn cơm xới nghĩ suy
Để thầm tỏ nỗi niềm thương tưởng
(tang chủ khởi thân dâng cơm cúng hương linh lễ 2 lễ  - lấy bát cơm ở giữa, gắp vài miếng đồ ăn, cấm đôi đủa giữa bát, quỳ xuống để bát cơm ngang trán mời hương linh về thọ thực 3 lần, mỗi lần cuối đầu 1 cái)
4/ CHỦ LỄ XƯỚNG:
Nay thời tiết nhân duyên vừa đến.
Trước án tiền thân quyến tề quy.
Tụng kinh niệm Phật gia trì.
Nghe câu bái thỉnh liền về phó trai. 
Nam mô tát phạt đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần)
 Án nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng  (3 lần
5/ CHỦ LỄ XƯỚNG:
Này hởi hương linh...., vừa rồi hương linh đã thọ thực, giờ đây hãy nên phát tâm thọ trì tam quy, nương nhờ từ lực tam bảo mà hương linh sớm được tỉnh giác lìa chỗ tối tăm khổ đau, thác sanh về nơi lạc cảnh.
Trước khi thọ trì tam quy thì hương linh hãy thành tâm sám hối những tội lỗi trước kia và hiện tại của mình để tâm được thanh tịnh, mới thọ trì tam quy được lợi lạc.
6/ HƯƠNG LINH SÁM HỐI
Hương linh ….. lỡ tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thuỷ tham sân si,
Từ thân, miệng, ý gây tạo nên,
Hôm nay thảy đều xin sám hối
Nam mô Bồ-tát cầu sám hối (3 lần)
7/ HƯƠNG LINH QUY Y
Hương linh quy y Phật.
Hương linh quy y Pháp.
Hương linh quy y Tăng.
Hương linh quy y Phật, đấng phước trí vẹn toàn
Hương linh quy y Pháp, đạo thoát ly tham dục
Hương linh quy y Tăng, bậc tu hành giải thoát
Hương linh quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y Thiên, thần, quỷ, vật.
Hương linh quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y ngoại đạo tà giáo.
Hương linh quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y thầy tà, bạn dữ
Hương linh quy y Phật không đoạ địa ngục.
Hương linh quy y Pháp không đoạ ngạ quỉ.
Hương linh quy y Tăng không đoạ súc sanh.
(Có thể giải ý nghĩa tam quy cho hương linh nghe)
8/ CHỦ LỄ XƯỚNG:
Hai lần hương thỉnh, mấy lượt chiêu linh. 
Tam bảo dắt dìu, Vong linh tỉnh ngộ.
Nghe lời kinh chú, Tỏ ngộ tự tâm.
Sạch hết mê lầm, Siêu sinh cõi Phật  
(Trà châm tam tuần, pháp quyến  lễ hương linh 2 lễ.)
Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (3 lần)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phục nguyện: Tất cả chúng con thành tâm phúng tụng đại thừa Bát-nhã Tâm Kinh và tác lễ  tẩn liệm cùng tiến linh, nguyện hồi hướng công đức này cho hương linh...... pháp danh......mất hồi....ngày..., trụ thế..... tuổi được nghe pháp, thọ thực, sớm phát tâm tỉnh giác, lìa chỗ tối tăm, khởi niệm từ bi xa rời đường khổ, tin sâu Tam Bảo, sinh cõi Phật an vui.
Khắp nguyện: Người mất siêu thăng, người còn phúc lạc, chúng sinh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều chứng ngộ Phật thừa.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni (đồng niệm)
9/ Trà châm hậu tuần, lễ 4 lễ
(Hoàn tất Nghi thức)

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

4 điều không nên chia sẻ trước khi cưới


Sự chung đụng về tiền bạc, mật khẩu hòm thư hay các mối quan hệ là nguyên nhân gây nhiều hiểu lầm dở khóc, dở cười.

>> Tôi nghi vợ ngoại tình vì tham tiền 
>> Kinh hãi với những đòn ghen ngược của chồng
1. Tiền
Tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn ở Mỹ. Điều này có lẽ cũng không phải là ngoại lệ ở Việt Nam. Vì vậy, khi chưa kết hôn, bạn nên tận hưởng quyền được tự do và tự chủ về mặt kinh tế. Nếu không cần thiết thì đừng đẩy bản thân vào những căng thẳng liên quan đến những khoản thu - chi chung. Nó sẽ làm rạn nứt tình yêu.
2. Mật khẩu hòm thư
Nhiều người nghĩ rằng việc tình nguyện thông báo mật khẩu cho người yêu là một cách tạo dựng niềm tin. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, hòm thư điện tử là công cụ quan trọng để tạo dựng các mối quan hệ xã hội cho làm ăn, ngoại giao... Bạn có nghĩ rằng một ngày nào đó, chuyện tình cảm sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội của bạn và ngược lại? Tốt hơn hết, bạn nên rõ ràng chuyện tình cảm và công việc.
3. Một người bạn thân
Hai người yêu nhau có chung bạn bè là chuyện bình thường. Nhưng có chung một người bạn thân thì lại là một vấn đề khác. Nó có thể làm nảy sinh hiểu lầm và sứt mẻ tình cảm nếu cả ba không thể rõ ràng trong việc chia sẻ thông tin, cảm xúc.
Hơn nữa, nếu bạn và người yêu có mâu thuẫn thì sẽ rất khó xử cho bạn thân khi không biết nên đứng về phía nào. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là hai người yêu nhau có thể có nhiều bạn chung nhưng nhất thiết phải có riêng 1-2 người bạn thân.
4. Cuộc trò chuyện với người yêu cũ
Hãy để quá khứ ngủ yên. Nói dễ hơn làm rất nhiều. Kể cả khi người yêu của bạn biết thừa rằng bạn và tình cũ đã chia tay từ lâu nhưng nếu bạn nói với anh ấy rằng bạn vừa gặp lại người cũ thì anh ấy vẫn cảm thấy khó chịu đôi chút. Tâm lý chung là như thế. Vì vậy, tốt nhất là không nên đề cập đến người cũ trong các câu chuyện.
Tường Vi

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Thế Nào gọi là “Niệm Phật Thiền”


Thích Ngộ An (luoc dich)
Thế Nào gọi là “Niệm Phật Thiền”
“Niệm Phật Thiền” là chỉ cho Thiền Tông tiếp thu một cách có ý thức tín ngưỡng và thực tiễn của tông Tịnh Độ, tạo thành một thể hệ mới của sự dung hợp giữa Thiền và Tịnh. Thân phận của các Thiền tăng không thay đổi, nhưng trọng tâm của sự tu trì hằng ngày được đổi thành niệm Phật. Tình hình này bắt đầu xuất hiện từ thời Tống và cứ thế phát triển, nó phản ánh được một đặc điểm lớn của thiền tông Phật giáo thời Tống.
Niệm Phật là nội dung cơ bản của việc tu hành theo Tịnh Độ. Tương truyền vào thời Đông Tấn, Ngài Thích Huệ Viễn đã thành lập “Liên Xã” tại chùa Đông Lâm và phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Ngài Tăng Đàm Loan chùa Huyền Trung, đất Phần Châu, thời Đông Tấn đã chịu ảnh hưởng của Bồ Đề Lưu Chi, đề xướng nhất tâm chuyên niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Vào giữa thời Tùy Đường, một vị tăng tên Đạo Xước nhìn thấy bia của Ngài Đàm Loan tại chùa Huyền Trung sinh lòng kính ngưỡng và hướng tâm về Tịnh Độ, Ngài khuyên mọi người niệm danh hiệu A Di Đà Phật, dùng hạt đậu để tính đếm số lần niệm. Sau khi Đạo Xước qua đời, Ngài Thiện Đạo vào Trường An tuyên truyền pháp môn niệm Phật, hoàn thành giáo nghĩa và hành nghi của tông Tịnh Độ. Tông Tịnh Độ lấy việc xưng danh niệm Phật làm bản sắc, chủ trương y vào tha lực (nguyện lực của Phật Di Đà) để được vãng sanh về “thế giới Cực Lạc” ở phương Tây, do nó đơn giản dễ hành nên sức hấp dẫn đối với quần chúng rất lớn, ảnh hưởng xã hội rất rộng rãi.
Ngài Diên Thọ là người đề xướng tích cực cho thuyết “Thiền Tịnh dung hợp làm một” tương đối sớm. Trong một quyển sách “Vạn Thiện Đồng Quy Tập”, Ngài đã trích dẫn quan điểm có liên quan đến Thiền Tịnh song tu của một vị Tăng Tịnh Độ tên Huệ Nhật, cho rằng tất cả việc tu hành trong Phật giáo đều là thiện hạnh và sau cùng nên hồi hướng những thiện hạnh ấy về Tịnh Độ. Căn cứ vào sự ghi chép thì thời khóa mỗi ngày của Ngài là 108 việc, chưa từng gián đoạn, nếu có người học đến hỏi thì lấy tâm làm tông, lấy ngộ làm quy tắc. Lúc trời sẩm tối, Ngài hướng về ngôi Biệt Phong hành đạo hành đạo niệm Phật, những người xung quanh đều nghe thấy tiếng nhạc trời văng vẳng. Trong “Phật Tổ Thống Ký”, quyển 26 có ghi: Ngài một mặt lấy thân phận của vị thiền sư để khai thị cho các đệ tử đến tham học, mặt khác lại ra sức thực hành niệm Phật. Trên một ý nghĩa nào đó, sự thực hành tôn giáo của Ngài Diên Thọ là lấy việc hồi hướng về Tịnh Độ làm mục đích căn bản, Ngài thường “ban đêm bố thí thức ăn cho quỷ thần, ban ngày phóng sanh hộ vật và đều đem công đức đó hồi hướng trang nghiêm Tịnh Độ”, “tụng kinh Vạn Thiện Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Trong “Tứ Khoa Giản Kệ” tham thiền niệm Phật của Ngài xem việc thiền tịnh song tu là bậc cao nhất trong toàn bộ sự tu hành theo Phật Giáo, nói rằng: “Có thiền không Tịnh Độ, mười người tu chín người lạc, nếu âm phủ có mặt hiện tiền thì họ lập tức bị đọa vào đấy”. Không thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn người được, nếu được gặp Phật Di Đà lo gì không khai ngộ. Có thiền có Tịnh độ giống như hổ thêm sừng, hiện tại làm Thầy người, vị lai làm Phật Tổ. Không thiền không tịnh độ, vạn kiếp và nghìn đời luôn luôn bị đọa lạc, không một ai tin cậy.
 Ngài Khế Tung cũng chủ trương thiền tịnh dung hợp làm một, đông thời Ngài đã ra sức thực hành và thể nghiệm. Ngài “ban đêm niệm danh hiệu Quán Thế Âm, niệm đủ mười vạn tiếng mới ngủ”(“Lâm Gian Lục”, quyển thượng). Nghĩa Hoài cũng lấy thân phận của một vị Thiền tăng dạy người tu tập Tịnh độ, lại còn viết bài “Chuyên tu Tịnh độ thuyết”. Tống Trách Tiên, người chuyên học về thiền, sau lại chuyển hướng dung hợp thiền và tịnh, Ngài đã từng lập ra “Liên hoa thắng hội”, quy định phàm những ai tham dự hội bất luận là tăng hay tục đều phải đồng thanh xưng niệm danh hiệu Phật Di Đà, Ngài cứ cứ vào số lượng người niệm Phật để phân chia thời khóa. Ngoài ra, những vị thiền sư nổi tiếng như Viên Thông Pháp Tú, Chiếu Viên Tống Bổn v.v.. cũng đều chủ trương và thực hành Thiền tịnh song tu. Tóm lại, “Niệm Phật Thiền” đã dần dần trở thành xu hướng quan trọng của việc phát triển thiền tông.
Trong quá trình hung khởi và phát triển của “Niệm Phật thiền” thì giới quan chức và trí thức đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ. Giới quan chức và trí thức đời Tống đã nhiệt tình tham thiền học Phật, họ không những ứng đối thơ văn với các thiền tăng, biểu đạt cùng một sở thích, mà còn thông qua hoạt động họp nhóm biểu đạt cùng một tín ngưỡng niệm Phật tịnh độ giống nhau. Như Tô Thức đã từng cùng với Đông Lâm thường tập hợp Tăng tục hơn ngàn người tại chùa Đông Lâm, Lô Sơn dựng lên hội ngồi thiền, về già lại ra sức thực hành niệm Phật theo Tịnh độ. Vị quan tên Dương Liệt quy y với Ngài Thiên Y Nghĩa Hoài đã “tỏ ngộ thiền tông”, lại còn “xiển dương giáo nghĩa Di Đà, tiếp độ mọi người.”  Ông cho rằng niệm Phật vãng sanh Tây phương Tịnh độ là rất “đơn giản và dễ thực hành”, chỉ cần “nhất tâm quán niệm thì nhiếp phục được vọng tưởng”, nương vào nguyện lực của Phật Di Đà , nương vào nguyện lực của Phật Di Đà thì liền có thể đến được thế giới Cực Lạc. Như Văn Ngạn Bác khi còn làm sứ giả dịch kinh nhuận văn tại Kinh đô đã cùng thiền sư Tịnh Nghiêm tập họp 10 vạn người niệm Phật.
Tính cách và đặc điểm bất đồng mà Phật giáo đã biểu hiện không giống với thời kỳ lịch sử. Thời kỳ Nam Bắc Triều các học phái đang trong giai đoạn phân tranh, đến thời Tùy Đường thì các học phái đồng loạt được thành lập. Các tông phái thời Tùy Đường mỗi mỗi đều có đặc sắc riêng, nội bộ của các tông cũng chính là tông chỉ rõ ràng của các phái. Phật giáo đời Tống ra sức làm mờ nhạt nét sai khác giữa các tông phái, làm tiêu mất nét đặc sắc giữa các tông phái, điều hòa quan hệ của tam giáo. Sự hung thịnh của “Niệm Phật Thiền” đã biểu hiện rõ đặc điểm tính cách của thiền tông thời Ngũ Đại và cuối đời Đường đang bị tông giáo thực hành đơn giản dễ hiểu thay thế.
Chú thích hình:
          Chùa chiền Phật giáo ở Trung Quốc thời xưa luôn đảm nhiệm rất nhiều chức năng xã hội. Bức họa này có liên quan đến các bức vẽ trên tường ở động Đôn Hoàng đời nhà Đường và các môn học trong chùa.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

NGHI THỨC AN VỊ PHẬT (Thích Ngộ An (soạn)

Thích Ngộ An (soạn)

1/  NGUYỆN HƯƠNG
Ngưỡng bái bạch Tam bảo thường ở khắp 10 phương tác đại chứng minh:
Nguyện đem lòng  thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường Ngôi Tam bảo
Nguyện trọn đời giữ đạo. 
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh.
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Xa bể khổ bờ mê
Sớm quay về bờ giác
Duyên nay là ngày…, có gia chủ thế danh là……… (tên tuổi từng người trong gia đình, pháp danh - nếu có),  Trú tại nhà số…, đường..., ngõ…, tổ…, phường…, quận..., tỉnh… vừa được tái thiết xây dựng ngôi nhà mới hoàn thành. Và (chữ nghiên dành cho nhà  mới) với tâm thành khát ngưỡng quí kính ngôi Tam Bảo, hôm nay kính thỉnh tôn tượng kim thân Phật …. (Bồ Tát) về tôn trí tại  tư gia, cho nên hôm nay cung thỉnh chư tăng tại (chùa)…… về tác lễ an vị tôn tượng kim thân Phật (Bồ Tát) ..…. để hằng ngày được chiêm ngưỡng lễ lạy cúng dường và học theo đạo giác ngộ cùng công hạnh đức tính của Ngài.   
Cúi mong chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Tăng các bậc Thánh Hiền thường ở khắp mười phương, từ bi quang giáng đạo tràng này chứng minh gia hộ cho toàn thể gia chủ nơi đây được tội diệt phước sanh, căn lành thêm lớn, nghiệp chướng báo chướng tận trừ, tất cả ác duyên thảy đều dứt sạch, đạo tâm kiên cố, chí tu học vững bền, tuệ giác được phát sinh, thân tâm thanh tịnh, tinh tiến hành đạo,  sớm được giác ngộ giải thoát.
- Cúi mong chư Phật thường ở khắp 10 phương, từ bi quang giáng đạo tràng này chứng giám gia hộ . (xá 1 xá)
- Cúi mong chư đại Bồ Tát, chư Tăng các bậc Thánh Hiền thường ở khắp 10 phương, từ bi quang giáng đạo tràng này hộ trì gia bị (xá 1xá
- Cúi mong cùng chư Thiên, chư Thiện Thần hộ pháp thường ở khắp 10 phương, từ bi quang giáng đạo tràng này thuỳ từ ủng hộ. (xá 1 xá)

Kính lạy Đấng Vô Thượng
Người là cành hoa sen
Nơi biển đời nhân thế.
Người là nguồn thương yêu
Bao dung khắp muôn loài
Là mặt trời ban mai
Đem ánh sáng cho đời
Dựng lại niềm tin sâu
Nơi tăm tối u sầu.
Quỳ lạy bậc Chánh Giác
Thầy của khắp trời người
Lòng từ bi bao la
Cha lành chung bốn loài.
Người là một đại dương
Mà con như giọt nước
Người là ngọn cao sơn
Mà con như hạt bụi
Con xin đảnh lễ Người
Với trọn lòng thiết tha
Quy y và tôn kính.
Xin đem trọn cuộc đời
Đi theo bước chân Người
Xa lìa bờ vô minh
Tìm về nơi Giác Ngộ.
Xin theo trái tim Người
Để trải lòng thương yêu
Bao dung khắp muôn loài.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật (2 lần)
3/ PHẬT NÓI KINH PHƯỚC ĐỨC
Đây là những điều tôi được nghe thời đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá-vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà. Hôm đó trời đã vào khuya, có một vị thiên hiện xuống tham vấn Người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:  O
Thiên và nhân thao thức Muốn biết về phước đức Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tán thán vị thiên nhân và  lần lượt chỉ dạy mười phương pháp nuôi lớn phước đức như sau:  O
1. Phương pháp thứ nhất là
"Lánh xa kẻ xấu ác,
Luôn thân cận người hiền,
Tôn kính bậc đáng kính,
Là phước đức lớn nhất." O
2. Phương pháp thứ hai là
"Sống trong môi trường tốt,
Được tạo tác nhân lành,
Được đi trên đường chánh,
Là phước đức lớn nhất." O
3. Phương pháp thứ ba là
"Có học có nghề hay,
Biết hành trì giới luật,
Biết nói lời ái ngữ,
Là phước đức lớn nhất." O
4. Phương pháp thứ tư là
"Được cung phụng mẹ cha,
Yêu thương gia đình mình,
Được hành nghề thích hợp,
Là phước đức lớn nhất." O
5. Phương pháp thứ năm là
"Sống ngay thẳng bố thí,
Giúp quyến thuộc thân bằng,
Hành xử không tỳ vết,
Là phước đức lớn nhất." O
6. Phương pháp thứ sáu là
"Tránh không làm điều ác,
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành,
Là phước đức lớn nhất." O
7. Phương pháp thứ bảy là
"Biết khiêm cung lễ độ
Biết đủ và nhớ ơn,
Không bỏ dịp học đạo,
Là phước đức lớn nhất." O
8. Phương pháp thứ tám là
"Biết kiên trì, phục thiện,
Thân cận giới xuất gia,
Dự pháp đàm học hỏi,
Là phước đức lớn nhất." O
9. Phương pháp thứ chín là
"Sống tinh cần tỉnh thức,
Học chân lý nhiệm mầu,
Thực chứng được Niết-bàn,
Là phước đức lớn nhất." O
10. Phương pháp thứ mười là
"Hành xử trong nhân gian,
Tâm không hề lay chuyển,
Phiền não hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất." O
Để chấm dứt bài pháp ngắn gọn nhưng sâu xa và thiết thực này, Đức Phật đã khuyến khích đại chúng bằng bài kệ sau đây:
"Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn,
Tới đâu cũng vững mạnh,
Phước đức của tự thân."
Sau khi nghe Đức Phật tuyên dương mười cách thức tạo phước đức, toàn thể đại chúng đều vui mừng chưa từng có và phát nguyện làm theo.            
Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần)

4/ KINH TINH HOA TRÍ TUỆ
Quán Tự Tại thực hành trí tuệ, Bát-nhã ba-la-mật sáng ngời, Bấy giờ Bồ-tát quán soi, Thấy rằng năm uẩn ba đời đều không.Vượt tất cả các vòng khổ ách, Hãy nghe này, Xá-lợi-phất ông! Sắc nào có khác gì không, Không nào khác sắc, sắc không vốn đồng. Cả thọ, tưởng, thức, hành cũng thế. Tánh chân không các pháp viên thành, Thảy đều chẳng diệt, chẳng sanh, Chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng giảm gì. Trong chân không chẳng hề có sắc. Chẳng thọ, tưởng, hành, thức trong không. Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân, Sắc, thanh, vị, xúc, pháp, hương không còn. Không nhãn thức đến không ý thức, Không vô minh hoặc hết-vô-minh, Không điều già chết chúng sanh, Hết già, hết chết thực tình cũng không. Không trí huệ cũng không chứng đắc Bởi có gì là chỗ đắc đâu. Bấy lâu Bồ-tát dựa vào Trí ba-la-mật thẳm sâu thực hành, Mọi chướng ngại quanh mình tan biến, Mọi việc đều chẳng khiến hoảng kinh, Xa lìa mộng tưởng đảo điên, Niết-bàn rốt ráo an nhiên thanh nhàn. Bát-nhã ấy rõ ràng trí tuệ, Mà ba đời chư Phật nương vào, Chứng thành quả giác tối cao, Nên xem Bát-nhã thâm sâu đó là: Lời thần chú sâu xa bậc nhứt,Lời chú thần rất mực quang minh,Chú thần cao cả anh linh,Là lời thần chú thật tình cao siêu. Trừ dứt được mọi điều đau khổ,Đúng như vầy muôn thuở không sai.Ngài liền tuyên nói chú này,Để người trì niệm sáng bày chơn tâm: 
Ga-tê ga-tê pa-ra-ga-tê pa-ra-săn-ga-tê bô- dhi sva-ha.       (3 lần)

5/ SÁI TỊNH                                                                
(Quỳ xuống, để ly  nước có cành hoa vào lòng bàn tay trái, tay phải bắt ấn Cam lồ - đầu ngón cái và đầu ngón áp út chạm vào nhau, 3 ngón còn lại đưa thẳng lên; đọc bài kệ Sái Tịnh).
Phù thử thủy giả, Bát công đức thủy tự thiên chơn
Tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần,   
Biến nhập Tỳ Lô Hoa tạng giới,
Cá trung vô xứ bất siêu luân.            
Thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân.
Trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ.
Quyên trừ nội ngoại, đãn địch đàn tràng. 
Sái khô mộc nhi tác dương xuân,
Khiết uế ban nhi thành tịnh độ.   
Sở vị đạo nội, ngoại trung gian vô trược uế
Thánh, phàm, u, hiển tổng thanh lương.        
Bồ Tát liễu đầu cam lồ thuỷ.    
Năng linh nhất đích biến thập phương.
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ. 
Phổ sái gia đường tất thanh tịnh. (*)
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát(3 lần).
 (vừa đọc vừa đứng dậy rảy nước và tiếp tục đọc bài Nguyện kiết tường 3 lần)
- Nguyện ngày an lành, đêm an lành                                             
Ngày đêm sáu thời thường an lành                                                        
Trong tất cả thời thảy an lành                                      
Nguyện chư Thượng Sư thương nhiếp thọ.                       
- Nguyện ngày an lành đêm an lành
Ngày đêm sáu thời thường an lành
Trong tất cả thời thảy an lành
Nguyện Chư Tam Bảo thường gia bị.
- Nguyện ngày an lành đêm an lành
Ngày đêm sáu thời thường an lành
Trong tất cả thời thảy an lành
Nguyện Chư Hộ Pháp thường ủng hộ.
Nam Mô Bồ Tát Tiêu Tai Giáng Kiết Tường  (3 lần). ( Đứng lên lễ) 
6/ THỈNH PHẬT
(Tất cả quỳ hướng về Phật)
Chúng con quỳ trước Phật đài
Tưởng như có Phật giữa thời hoàng kim
Phật ngồi không nói lặng im
Mà như vang động ba nghìn thế gian
Phật dung như ánh trăng ngàn
Phật uy như ngọn cao sơn trầm hùng
Phật từ như biển mênh mông
Chúng con được tắm giữa lòng thương yêu
Phật tuệ vời vợi cao siêu
Soi đường con bước khỏi điều khổ đau
Hôm nay cảm ứng nhiệm mầu
Phật về chứng giám lời cầu chúng con
Từ nay con trẻ sắt son
Một lòng thờ Phật chẳng còn lung lay
Đi theo nẻo chánh đường ngay
Dốc lòng tu tập đêm ngày tinh chuyên
Rồi đem Phật Pháp nhân duyên
Sẻ chia mọi chốn, lan truyền mọi nơi.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

7/ TỤNG CÚNG DƯỜNG PHẬT
Nam mô Thường Trụ Thập Phương Phật
Nam mô Thường Trụ Thập Phương Pháp
Nam mô Thượng Trụ Thập Phương Tăng
Nam mô Thanh Tịnh Tỳ Lô Giá Na Phật
Nam mô Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Nam mô Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật
Nam mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật
Nam mô Đại Thánh Chuẩn Đề Vương bồ tát
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi bồ tát
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền bồ tát
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm bồ tát
Nam mô Đại Thế Trí bồ tát
Nam mộ Địa Tạng Vương bồ tát
Nam mô Lịch Đại Tổ Sư bồ tát
Nam mô Hộ Pháp Chư  Thiên bồ tát
Nam mô Già Lam Thánh Chúng bồ tát
Nam mô Giám Trai Xứ Giả bồ tát
Nam mô La Hán Thánh Chúng bồ tát
Nam mô Thập Điện Minh Vương bồ tát
Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật bồ tát

7/ TỤNG CHÚ :
-Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế án tam bạt ra tam bạt ra hồng,
-Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da đát điệt tha, án tô rô tô rô bát ra tô rô bát ra tô rô ta bà ha.
-Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)

8/ SƯỚNG
Hương vị thức ăn này. 
Trước cúng mười phương Phật. 
Kế dâng chư Hiền Thánh. 
Sau ban khắp lục đạo.
Bình đẳng không sai khác. 
Tùy nguyện được sung mãn.
Khiến người thí hôm nay.  
Ðược đến bờ rốt ráo.
Ba đức cùng sáu vị.
Cúng Phật và chư Tăng.
Hữu tình khắp pháp giới.
Hết thảy đồng cúng dường.
Nay con dâng hương vị cam lồ.
Lượng sánh Tu-di chẳng gì hơn.
Sắc hương mỹ vị khắp hư không
Cúi mong thương xót mà nạp thọ
Nam-mô Bồ-tát Phổ Cúng Dường (3 lần)
9/ LỜI KHẤN NGUYỆN
Kính lạy mười phương Phật
Kính lạy mười phương Pháp
Kính lạy mười phương Tăng
Xin chứng giám lòng con
Với tất cả tâm thành
Dâng lên lời khấn nguyện
Xin cho con mãi mãi
Lòng tôn kính vô biên
Hơn núi biển mông mênh
Dâng lên mười phương Phật
Xin cho con mãi mãi
Lòng thương yêu không cùng
Trải thế giới tam thiên
Đến chúng sinh vô tận
Xin cho khắp muôn loài
Sống yên lành bên nhau
Không ganh ghét oán thù
Không chiến tranh giết chóc
Xin cho kẻ bất thiện
Biết tin có luân hồi
Có nghiệp báo trả vay
Để hồi đầu hướng thiện
Xin kẻ mù được sáng
Kẻ điếc lại được nghe
Kẻ nghèo được ấm no
Kẻ ốm đau bình phục
Xin cho loài cầm thú
Thoát được nghiệp ngu si
Tái sinh vào cõi người
Biết tu theo Phật Pháp
Các vong linh vất vưởng
Trong cõi giới u huyền
Thoát nghiệp đói triền miên
Quy y và siêu thoát
Xin cho nơi địa ngục
Chúng sinh đang đọa đày
Khởi được tâm từ bi
Để xa lìa cảnh khổ
Cúi xin mười phương Phật
Chư Bồ Tát Thánh Hiền
Đem chánh pháp thiêng liêng
Sáng soi nghìn thế giới
Cho chúng con mãi mãi
Dù sinh về nơi đâu
Đều gặp pháp nhiệm mầu
Để nương theo tu tập
Cho con biết khiêm hạ
Biết tôn trọng mọi người
Tự thấy mình nhỏ thôi
Việc tu còn kém cỏi
Cho tay con rộng mở
Biết san sẻ cúng dường
Biết giúp đỡ yêu thương
Đến những người khốn khó
Xin cho con bình thản
Trước nghịch cảnh cuộc đời
Dù bị mắng bằng lời
Hay bằng điều mưu hại
Xin tâm con sung sướng
Khi thấy người thành công
Hoặc gây tạo phước lành
Như chính con làm được
Cho con biết im lặng
Không nói lỗi của người
Chỉ lặng lẽ dùng lời
Cầu cho người hết lỗi
Xin vòng dây tham ái
Rời khỏi cuộc đời con
Để cho trái tim con
Biết yêu thương tất cả
Cúi lạy mười phương Phật
Đau khổ đã nhiều rồi
Vô lượng kiếp luân hồi
Đắng cay và mỏi mệt
Nay con dâng lời nguyện
Giải thoát, quyết tìm về
Giác ngộ, quyết lìa mê
Độ sinh, đền ơn Phật
Xin cho con giữ vững
Được chí nguyện tu hành
Không một phút buông lơi
Không một giờ xao lãng
Xin vẹn toàn giới hạnh
Với thiền định lắng sâu
Với trí tuệ nhiệm mầu
Xóa tan dần chấp ngã
Xin cho con tỉnh táo
Không kiêu mạn tự hào
Dù tu tiến đến đâu
Vẫn tự tìm chỗ dở
Nguyện cho con đi mãi
Không đứng lại giữa đường
Đến tuyệt đối vô biên
Tâm đồng tâm chư Phật
Rồi trong muôn vạn nẻo
Cửa sinh tử luân hồi
Con mãi mãi không thôi
Độ sinh không dừng nghỉ
Cúi lạy mười phương Phật
Xin chứng giám lòng con
Lời khấn nguyện sắt son
Dâng lên ngôi Tam Bảo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)                     
10/ CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG
An vị Phật (Bồ Tát) công đức khôn tính kể
Thắng phước vô biên đồng hướng về
Nguyện khắp pháp giới các chúng sanh
Thảy đểu thể nhập vô sanh nhẫn.
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời
Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo.
Nguyện đem công đức tu hành này
Trang trải mười phương khắp tất cả
Hết thảy chúng con cùng các loài
Đồng được lên ngôi Vô Thượng Giác.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

11/ PHỤC NGUYỆN:
Tất cả chúng con thành tâm tác lễ an vị tôn tượng kim thân Phật (Bố Tát).. Nguyện cầu hồng ân chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Tăng các bậc Thánh Hiền thường ở khắp 10 phương, cùng chư Thiên, chư Thiện Thần Hộ Pháp từ bi gia hộ cho toàn thể thiện nam tín nữ gia chủ thế danh ……….. được tai ách tiêu trừ, oan khiên dứt sạch, thân tâm thanh thái, luôn được bình an, nghiệp chướng, báo chướng thảy đều tiêu trừ, vạn sự kiết tường, sáu căn thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt. Cùng toàn thể gia quyến an khang, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sanh tăng trưởng.
Kế nguyện đem công đức này hồi hướng cầu siêu cho tất vong linh tại địa chỉ…… và tất cả vong linh cửu huyền thất tổ nội ngoại của gia chủ, cùng các vong linh chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, hoạnh tử vô danh, chúng sanh ngộ sát, và thập loại cô hồn hữu danh vô vị, hữu vị vô danh đều được nương từ lực tam bảo mà phát tâm tỉnh giác, lìa chỗ tối tăm, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ. Tin sâu Tam Bảo, sanh cõi Phật an vui.
O Nam-mô Thường Trụ Tam Bảo. (3 xá) OOO
11/  PHÁT NGUYỆN QUY Y TAM BẢO
(Tất cả chấp tay cùng tụng và cùng lạy)
Con xin nương tựa Phật, Bậc Phước Trí Viên Thành, Cầu tất cả chúng sanh
Giác ngộ, phát tâm lành.         (1 lạy) O
Con xin nương tựa Pháp, Nguồn tuệ giác, từ bi, Cầu tất cả chúng sanh
Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm.          (1 lạy) O
Con xin nương tựa Tăng, Đoàn thể sống an vui, Cầu tất cả chúng sanh
Hòa hợp, thương mến nhau.    (1 lạy) O

12/ CUỐI NGUYỆN
Nguyện đem công đức này.
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh.
Đều trọn thành Phật đạo
(Gia chủ đối trước  bàn Phật đọc lễ tạ 3 lạy)