Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Sự hình thành và phát triển Phật giáo ở Trung Hoa



Sự hình thành và phát triển Phật giáo ở Trung Hoa
Xem hình

Vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên, vua A Dục đã gởi những sứ giả đến miền Đông Bắc Ấn Độ, thuộc vùng Pakistan và Afghanistan ngày nay. Sứ mệnh này đã được hoàn thành xuất sắc và Phật giáo trở thành trung tâm của việc học tập cho nhà sư và các học giả lỗi lạc. Khi những thương gia ở Trung Á đến vùng đất tôn giáo này buôn bán, họ đã tiếp thu được Phật giáo và chấp nhận đó là tôn giáo của họ. Cho đến trước thế kỷ thứ hai trước công nguyên, một số thành phố của Trung Á như Kotan đã trở thành những trung tâm quan trọng của Phật giáo . Người Trung Hoa đã tiếp xúc với Phật giáo lần đầu tiên thông qua những người Trung Á đã hiểu biết về Phật pháp.



Khi nhà Hán của Trung Hoa mở rộng quyền lực về phía trung Á vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, việc giao thương và kết nối văn hóa giữa Trung Hoa và Trung Á được nâng cao. Bằng cách này, người Trung Hoa đã học tập được Phật giáo để đến giữa thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, cộng đồng Phật tử người Trung Hoa đã hình thành. Với sự quan tâm đến Phật giáo ngày càng tăng nên sự đòi hỏi về kinh sách Phật giáo được dịch từ tiếng Ấn Độ sang Trung Hoa càng lớn. Danh nhân đầu tiên là An Thế Cao (Anshigao) từ Trung Á đến Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ hai. Với sự phát triễn của việc thu thập kinh điển dịch thuật bằng tiếng Hoa, Phật giáo bắt đầu được biết đến rộng rãi và một tu viện Trung Hoa đã được hình thành. Nhà sư người Trung Hoa đầu tiên chính là đệ tử của An Thế Cao (Anghigao). 

Những nhà dịch giả đầu tiên cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm từ ngữ đúng đắn để giải thích các khái niệm Phật giáo bằng tiếng Hoa nên họ thường dùng những thuật ngữ của Lão giáo trong việc dịch thuật. Kết quả là mọi người bắt đầu liên hệ Phật giáo với sự tồn tại của Lão giáo truyền thống. Chỉ đến sau này người Trung Hoa mới hiểu được tường tận lời Đức Phật dạy.


Sau khi nhà Hán suy vong vào đầu thế kỷ thứ ba, Trung Hoa đối mặt với sự phân chia chính trị. Mặc dù chiến tranh và bạo loạn, việc dịch thuật kinh điển vẫn tiếp tục phát triễn.Trong suốt thời gian này, các nhà sư hải ngoại và Trung Hoa tích cực thiết lập nên những tu viện và các nhà sư Trung Hoa cũng tích cực trong việc tái thiết tu viện và giảng dạy Phật giáo.


Trong số những nhà sư Trung Hoa, Đạo An (Dao-an), sống vào thế kỷ thứ tư là nhà sư nổi tiếng nhất. Mặc dù Ngài phải đi chuyển thường xuyên vì những xung đột chính trị, Ngài không chỉ viết và giảng dạy Phật giáo sâu rộng mà còn phân loại chúng ra nữa. Ngài đã mời nhà dịch giả nổi tiếng Cưu Ma La Thập(Kumarajiva) từ Kucha đến giúp sức. Với sự giúp đỡ của các đệ tử Ngài Đạo An, Cưu Ma La Thập đã dịch ra rất nhiều kinh điển quan trọng và chỉnh sửa những bản dịch trước đó. Những tác phẩm dịch thuật của Ngài hiện vẫn được sử dụng cho đến ngày này. Bởi vì những căng thẳng chính trị không ngừng nghĩ, các đệ tử của Ngài Cưu Ma La Thập bị phân tán sau đó và nhờ vậy đã giúp cho sự lan truyền Phật giáo đến các vùng khác nhau của Trung Hoa.

Sự hình thành Phật giáo ở Trung Hoa

Từ thế kỷ thứ năm cho đến cuối thế kỷ thứ sáu, Bắc và Nam Trung Hoa nằm dưới sự phân chia luật lệ khác nhau. Miền nam vẫn nằm dưới sự cai trị của các triều đại bản địa trong khi miền Bắc nằm dưới sự cai trị của những kẻ ngoại bang không phải người Hoa.  Phật tử ở miền Nam tiếp tục dịch kinh sách và giảng dạy cũng như viết tham luận về các bộ kinh trọng điểm. Những nhà cầm quyền ở đây là những Phật tử  rất mộ đạo giúp xây dựng nên rất nhiều chùa chiền, tham gia vào các nghi lễ Phật giáo và tổ chức các buổi pháp thoại về Phật giáo cho công chúng.


Ở miền Bắc, trừ hai giai đoạn ngắn ngủi bị đàn áp, Phật giáo phát triễn rực rỡ dưới sự bảo hộ của những bậc đế vương hoang phí yêu thích Phật giáo. Đến cuối nữa thế kỷ thứ sáu, các nhà sư được mời vào bộ máy chính quyền. Trong thời gian nay, nghệ thuật Phật giáo vô cùng thịnh vượng đặc biệt là trong các hang động ở Thành Đôn,  Vân Cương và Long Môn.


Trong hàng ngàn hang đá ở Thành Đôn, các bức tranh Phật giáo bao phủ các bức tường và có hàng ngàn tượng Phật bên trong các hang động. Ở Vân Cương và Long Môn, rất nhiều hình ảnh Đức Phật với nhiều kích cỡ khác nhau đã được chạm khắc trên các tảng đá. Tất cả các hoạt động trên là dấu hiệu chứng tỏ sự thiết lập của Phật giáo ở Trung Hoa vào cuối giai đoạn này.

Sự phát triển của các trường phái Phật giáo


Với sự lớn mạnh của triều đại nhà Tần vào đầu thế kỷ thứ bảy, Phật giáo càng được đến gần với công chúng hơn. Phật giáo nhanh chóng trở thành một bộ phận của văn hóa Trung Hoa và có ảnh hưởng đến nghệ thuật, văn học, điêu khắc, kiến trúc và triết học của đất nước Trung Hoa thời bấy giờ. Sau đó, số lượng bản dịch kinh điển Phật giáo tăng lên không ngừng. Các Phật tử lại đương đầu với khó khăn trong việc mang những lời giảng của Đức Phật vào cuộc sống. Kết quả là nhiều trường phái Phật giáo hình thành và mỗi trường phái tập trung lên một số loại kinh sách chuyên biệt trong việc tu tập và thực hành. Trường phái Thiên Thai Tông (Tian-tai) phát triễn hệ thống những bài giảng dạy và tu tập dựa trên kinh Liên Hoa . Trường phái này cũng sắp xếp các kinh điển Phật giáo theo thứ bậc phù hợp với căn cơ của từng đối tượng người tu .


Các trường phái khác tập trung vào những lĩnh vực khác nhau của các lời Phật dạy . Hai trường phái đáng chú ý khác là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông . Thiền Tông chú trọng vào việc thực tập thiền định và phương cách trực tiếp để kiểm soát bên trong tâm và đạt được giác ngộ . Tịnh Độ Trông chú trọng vào việc niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà . Việc tu tập dựa vào lời giảng rằng mọi người có thể được vãng sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà nếu họ trì niệm danh hiệu Ngài một cách thành kính . Một khi đã được vãng sanh về cõi Tịnh Độ , hành giả xem như đã đạt được giải thoát dễ dàng . Bởi vì sự đơn giản của phương pháp tu tập, trường phái này trở nên phổ biến giữa các tầng lớp nhân dân ở Trung Hoa .

Những phát triễn khác của Phật giáo ở Trung Hoa




Vào giữa thế kỷ thứ chín, Phật giáo đối diện với sự chia cắt bởi sự cai trị của một hoàng đế theo Lão Giáo . Ông đã giảm số lượng tu viện, thu hồi đất chùa và bắt các tăng ni trở về với đời sống thế tục và phá hủy các hình ảnh của Đức Phật . Mặc dầu sự chia cắt chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nó đánh dấu sự kết thúc của một thời đại Phật giáo ở Trung Hoa .Theo sau sự phá hủy các tự viện và sự phân chia của các nhà sư lỗi lạc, số lượng các trường phái Phật giáo bị suy giảm . Chỉ có hai trường phái Phật giáo Thiền Tông và Tịnh Độ Tông vẫn tiếp tục tồn tại. Kết quả đã hình thành nên một dạng tu tập Phật giáo mới trong các tự viện . Ngoài việc thiền tập, các Phật giáo cũng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà và học kinh điển . Đây là dạng tu tập Phật giáo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay .


Cũng như tất cả các bài giảng và thực tập của Phật giáo được kết hợp dưới mái chùa, các cư sĩ cũng bắt đầu tu tập Phật giáo, Lão Giáo và Khổng giáo . Dần dần, những bài giảng của Khổng giáo trở nên có ưu thế ở các tòa án và các nhà chức trách, những người không ưa thích Phật giáo .


Phật giáo dần dần tiếp tục có một ảnh hưởng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa . Vào đầu thế kỷ thứ 20, đã có sự nổ lực hiện đại hóa và cải cách truyền thống để thu hút mọi người hơn . Một trong nhữngnhà cải cách nổi tiếng nhất là nhà sư Thái Hư (Tai-xu). Ngoài việc giới thiệu những cải cách trong cộng đồng các tự viện, Ngài cũng giới thiệu phương cách giáo dục của Tây phương bao gồm việc học tập những kiến thức thế tục và ngoại ngữ cho các Phật tử .


 Trong những năm 1960, dưới sự lãnh đạo của nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Phật giáo bị đàn áp . Rất nhiều tu viện đã bị đóng cửa và các tăng ni phải trở lại cuộc sống thế tục . Trong những năm gần đây, chính sách tự do tôn giáo đã được mở rộng hơn giúp cho việc phát triển nghiên cứu về Phật giáo được phổ biến hơn .
























Ánh Thái Dương dịch (Theo buddhanet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét