Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Do đâu mà có thuyết “28 vị Tổ Ấn Độ”


Thích Ngộ An (lược dịch)
Do đâu mà có thuyết “28 vị Tổ Ấn Độ”
Người khai sáng tông Thiên Thai Trí Di đại sư trong tác phẩm “Ma Ha Chỉ Quán” có đề cập đến 24 vị tổ Ấn Độ, bắt đầu là tổ Ca Diếp và cuối cùng là tổ Sư Tử, thêm vào ngài Mạc Điền Địa tổng cộng là 24 người nhưng các tăng lữ thuộc hệ thống thiền tông thì không thừa nhận thuyết 24 vị tổ của tông Thiên Thai đã nói, nên đưa ra một phả hệ khác, tức là thuyết “28 vị tổ Ấn Độ”.
Bắt đầu từ thời Đông Hán, các vị tăng lữ Ấn Độ, Trung Á và Tây Vực đến Trung Quốc dịch kinh, truyền giáo ngày càng nhiều, Các vị này mang theo những truyền thuyết có liên quan đến thế hệ truyền pháp của Phật giáo, những truyền thuyết này được ghi lại không ít trong sách sử Phật giáo Trung Quốc. Trong những truyền thuyết đó cái có liên quan trực tiếp đến thiền tông là “Phú Pháp Tạng Truyền”, còn gọi là “Phú Pháp Tạng Nhân Duyên Truyền”. Cách nói của những tác giả về tác phẩm phú pháp này không giống nhau, theo ngài Tông Mật thì tác phẩm này là tập hợp những bài phú pháp của các vị hiền thánh Tây Vực. Lần thứ nhất do ngài Thích Bảo Vân dịch vào thời Văn Đế đời Lưu Tống; lần hai do ngài Thích Đàm Diệu dịch vào (năm 462) năm thứ 3 niên hiệu Hòa Bình đời vua Văn Thành Đế nhà Bắc Ngụy; lần thứ 3 do sa môn Kiết Ca Dạ người Tây Vực dịch vào năm (472) năm thứ hai nguyên hiệu Diên Hưng đời vua Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy. Tác Phẩm “Phú Pháp Tạng Truyền” ghi lại các thế hệ truyền pháp từ sau khi đức Phật Thích Ca nhập niết bàn truyền cho các đệ tử như: Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Thương Na Hòa Tu, Ưu Ba Cúc Đa, Đề Đa Ca, Di Giá Ca, Phật Đà Nan Đề, Phật Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Phú Na Xa, Mã Minh, Tỷ La, Long Thọ, Ca Na Đề Bà, La Hầu La, Tăng Già Nan Đề, Tăng Già Da Xá, Cưu Ma La Đà, Đồ Dạ Đa, Bà Tu Bàn Đà, Tổ Ma Nô La, Hạc Lặc Na, Sư Tử, tổng cộng 23 người.
Thuyết “28 vị tổ” bắt đầu từ tác phẩm “Bảo Lâm Truyện” của Ngài Trí Cự đời nhà Đường. Tên của vị tổ thứ 4 cuối cùng mà tác phẩm “Bảo Lâm Truyện” nêu ra là Đỗ Tuyển Đích, người thuộc tông Thiên Thai cho rằng vì ngài Trí Cự thấy trong tác phẩm “Đạt Ma Đa La Thiền Kinh” có 9 người, người thứ 8 tên là Đạt Ma Đa La, người thứ 9 tên là Bát Nhã Mật Đa La, thế là ngài đem hai chữ “bồ đề” thêm vào trước chữ “đạt ma” và dời “Bồ Đề Đạt Ma” ra sau chữ “Bát Nhã Đa La”, và lấy tên của hai người khác là Bà Xá Tư Đa và Bất Như Mật Đa đặt vào sau 24 vị tổ thành ra có 28 người (vẫn xem tổ Ma Ha Ca Diếp là sơ tổ). Đến đầu nhà Tống, khi tác phẩm “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” được soạn thành thì thuyết 28 vị tổ của thiền tông dần dần được định hình. Giữa năm Gia Hữu đời Bắc Tống, thiền tăng Khế Tung Tổ có nói trong quyển “Bảo Lâm Truyện” và trước tác các quyển “Thiền Tông Định Tổ Đồ”, “Truyền Pháp Chánh Tông Ký”, “Truyền Pháp Chánh Tông Luận” v.v.. kế đến lại khẳng định thế hệ Ấn Độ của thiền tông là 28 vị tổ, thông qua sắc lệnh của hoàng đế Nhân Tông vào Tây Tạng thì thuyết này dần được khẳng định, khiến cho sự tìm kiếm địa vị tổ của Bồ Đề Đạt Ma càng trở nên một lý do xác đáng. “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” đã ghi chú dưới tên của Bồ Đề Đạt Ma như sau: “ngài vốn tên là Bồ Đề Đa La”. “Chánh Tông Ký” lại sửa đổi là “tên ban đầu là Bồ Đề Đa La, cũng gọi là Đạt Ma Đa La”. Đồng thời “Định Tổ Đồ” cũng ghi chú bên dưới chữ Bồ Đề Đạt Ma là: “cách gọi tên ngài không giống nhau như Đạt Ma Đa La, có đến ba bốn cách nói”.
Các tăng lữ Thiên Thai Tông như Tử Phưởng, Tùng Nghĩa v.v.. đã từng phản đối kịch liệt về vấn đề định Tổ của thiền tông. Họ không chỉ cho rằng thuyết 28 vị tổ là không có căn cứ mà ngay cả những câu chuyện được lưu truyền trong thiền tông như “Niêm hoa vi tiếu”, “Chỉ lý tây quy”, “Lập tuyết đoạn tí” v.v.. cũng toàn là hư cấu.
Thiên Thai Tông xem trọng việc chỉ quán đồng tu, “chỉ quán” là gọi chung của thiền định và trí huệ. Bắc Tề Huệ Văn và Nam Nhạc Huệ Tư đều là những vị thiền sư nổi tiếng một thời. Ngài Trí Di sáng lập ra tông Thiên Thai chính thức nêu ra chỉ và quán không thể bỏ cái nào, ngài cho rằng hai pháp chỉ quán “giống như hai bánh của chiếc xe, hai cánh của con chim” (“Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu”). Vì làm nổi bậc sự uyên thâm và tính lâu dài của tông phái mình họ cho rằng hệ thống lý luận học thuyết của bổn tông bắt nguồn từ ngài Long Thọ ở Ấn Độ. Do đây giữa tông Thiên Thai và Thiền Tông phát sinh mâu thuẫn về mặt thiền pháp và thế hệ tổ sư là điều dễ hiểu. Trên thực tế bất luận là thuyết 24 vị tổ của tông Thiên Thai hay thuyết 28 vị tổ của thiền tông đều thiếu chứng cứ thực tế, vốn không đáng tin cậy. Việc tranh luận chỉ nói rõ một điều ý thức tông phái thể hiện mãnh liệt đối với bản thân các tăng lữ Phật giáo chứ không hề đưa ra một ý nghĩa thực tế nào cả. Hai tông phái lớn này của Phật giáo đời Tống đã xem trọng vấn đề xác định địa vị tổ sư như thế là vì họ đều cho rằng thông qua việc định vị tổ sư có thể làm mạnh thêm địa vị tông phái của họ. Trần Thuấn Du đời Tống trong tác phẩm “Minh Giáo Đại Sư Hành Nghiệp Ký” cho rằng tác phẩm chánh tông ký và định tổ đồ của Khế Tung Tuyển vẫn là một hình phạt đáng thương của thiền môn.
Chú thích hình
Tháp Trí Giả núi Thiên Thai là nơi thờ nhục thân của ngài Trí Di, tháp này dung đá xanh tạo thành, cao 7 m, điêu khắc tinh xảo. Điện thờ chánh diện tầng thứ nhất là thờ pho tượng ngồi của ngài Trí Di. Trên vách tường điện họa tượng của 17 vị tổ sư tông Thiên Thai như: Trí Di, Quán Đảnh, Trí Oai, Huệ Oai, Huyền Lang, Trạm Nhiên, Đạo Thúy, Hạnh Mãng, Quảng Tu, Vật Ngoại, Nguyên Dụ, Thanh Tủng, Hi Tịch, Nghĩa Thông, Trí Lễ, Từ Vân, Truyền Đăng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét