Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

“Phong Trào Thiền Tông ” Ở Âu Mỹ Đã Xuất Hiện Như Thế Nào


Thích Ngộ An (lược dịch)

“Phong Trào Thiền Tông ” Ở Âu Mỹ Đã Xuất Hiện Như Thế Nào
Từ sau thế kỷ 20 thiền tông Phật giáo đã lôi cuốn được sự chú ý của giới trí thức Âu Mỹ. Vào những thập niên 50, 60 thiền tông bắt đầu thịnh hành ở Âu Mỹ, xuất hiện một “phong trào thiền tông”.
Nếu ở nước Mỹ mà nói thì thiền tông truyền vào có thể nói sớm nhất là vào năm 1893 tại thành phố Chicago khi thành phố này mở hội nghị tôn giáo thế giới. Lần đại hội này, đại biểu cho phía Nhật Bản ngài Thích Tông Diễn đã giới thiệu thiền tông cho đại biểu phương Tây đã để lại trong lòng họ những ấn tượng sâu sắc. Vào năm 1905 vợ chồng La Sách ở thành phố San Francisco đến thành phố Kamakura Nhật Bản thỉnh ngài Tông Diễn truyền thọ pháp thiền tông. Năm sau ba người họ đến các thành phố  lớn ở nước Mỹ truyền bá thiền tông. Sau đó Tông Diễn lại phái 3 đệ tử của Ngài là Thích Tông Hoạt, Thiên Khi Như Huyễn và Linh Mộc Đại Chuyết đến Mỹ truyền bá thiền tông. Thiền Tông đã lôi cuốn được rất nhiều thành phần tri thức có nhiệt tình và hứng thú đối với thiền tông của nước Mỹ. Linh Mộc Đại Chuyết dưới sự giúp đỡ và cổ vũ của Karohs đã truyền dịch được không ít sách vở thiền tông một cách rõ ràng và sinh động, nhằm truyền bá thiền tông đến công chúng nước Mỹ và đã gặt hái được hiệu quả rất tốt. Thiên Khi Như Huyễn thì lại tiên phong lập nên một ngôi thiền viện đầu tiên tại NewYork.
Do kinh tế suy thối và chiến tranh thế giới thứ 2, nên sự phát triển của Phật giáo ở nước Mỹ bị đứt đoạn. Bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ 20 trở đi, nhân dân nước Mỹ dưới bối cảnh xã hội mới đã bắt đầu nhận thức Phật giáo trở lại. Từ năm 1950 đến 1958 Linh Mộc Đại Chuyết đã giảng dạy thiền học tại đại học Colombia, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thiền học tại nước Mỹ. Các trung tâm thiền học đã không ngừng mọc lên hiện tại những trung tâm thiền học của hệ thống Nhật Bản đã có đến mấy chục ngôi, các trung tâm thiền học này đã xuất bản các loại đặc san, mở rộng nghiên cứu văn hóa Đông phương, bắt tay vào việc huấn luyện thiền pháp, đồng thời kinh doanh nông trường. Các trung tâm thiền học chủ yếu được xây dựng tại các thành phố như: Rochester, New York, Los Angeles, San Francisco  v.v..
Thiền tông Phật giáo Trung Quốc xưa kia chủ yếu do các Hoa kiều ở rải rác hải ngoại và các tăng lữ Hoa kiều truyền bá, mấy chục năm trở lại đây cũng đã dần dần truyền đến Âu Mỹ. Thiền sư Tuyên Hóa sinh ở Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang vào những thập niên 50 của thế kỷ 20 đã từ Hồng Kông đến Mỹ giảng dạy thiền pháp, tại thành phố San Francisco, hòa thượng đã sáng lập nên “Tổng hội Phật giáo Trung Mỹ”. Ngài còn sáng lập ra rất nhiều đạo tràng ở nhiều nơi như: Vạn Phật Thành, Kim Sơn Thiền Tự, Kim Luân Tự v.v..
Truyền bá thiền tông tại nước Mỹ đã quán triệt đến các lĩnh vực khác như: triết học, văn nghệ, âm nhạc, y học, tâm lý học, xã hội học; các sáng tác của các học giả nước Mỹ như: “Thiền Và Tư Tưởng Nước Mỹ” của Á Mễ Tư, “Phật Giáo Thế Giới Hiện Đại" của Đỗ Mỗ Lâm, “Thiền Môn Tam Trụ” của Tạp Phổ Lạp, “Tâm Lý Phân Tích Và Phật Giáo Thiền Tông” của Phất Lạc Mỗ, “Thiền Thiên Chúa Giáo” của Cách Lôi Ách Mỗ, v.v.. đều phản ánh đến những phương diện này.
Số lượng tín đồ Phật giáo ở Châu Âu luôn tăng trưởng một cách đều đặng. Tuy truyền thống Phật giáo thượng tọa bộ chiếm địa vị độc tôn ở Châu Âu nhưng vào thập niên 50 của thế kỷ 20 thiền tông đã được lưu hành rộng rãi. Không những có rất nhiều trường đại học nổi tiếng nghiên cứu về cơ cấu và hệ thống của thiền tông lại còn tăng dần theo mỗi năm. Các sáng tác trình bày sâu sắc về tư tưởng của thiền tông đã được xuất bản thành các loại văn tự ở Châu Âu ngày càng nhiều, lại còn định kỳ biên dịch xuất bản mục lục của các sách thiền tông. Có một số lượng lớn tín đồ Phật giáo thiền tông không ngừng ra các tự viện thiền tông ở nước ngoài để triều bái và tu tập thiền định. Do số lượng tín đồ ngày càng tăng nhanh cho nên ở Âu Châu đã không ngừng mọc lên những ngôi thiền tự, thiền đường, trường học thiền, trung tâm thiền, trung tâm tu tập và nghiên cứu thiền như: trung tâm thiền Hán Bảo ở Đức, ngôi thiền tự đầu tiên ở Châu Âu tại Cách Lôi Thứ nước Pháp, thiền tự Pháp Hoa ở Mã Tái nước Pháp, trung tâm nghiên cứu thiền tông ở Uy Ni Tư nước Ý v.v.. Các thiền sư điều hành và những vị thầy giảng dạy không chỉ có người nước ngoài mà còn có rất nhiều người trong nước. Mùa thu năm 1978 thành phố Tokyo Nhật Bản đã cử hành hội nghị Liên Đồ Phật Giáo Thế Giới lần thứ 12, đại hội còn thông qua quyết nghị tiếp nhận “Liên minh thiền tông Châu Âu” làm trung tâm khu vực, văn phòng đặt tại Pari. Điều này đã đánh dấu sự truyền bá và ảnh hưởng của thiền tông Phật giáo tại phương Tây đã bước vào một giai đoạn mới.
Cần phải chỉ ra rằng “Phong trào thiền tông” tại các quốc gia Âu Mỹ có nguồn gốc xã hội và chính trị sâu sắc. Sự phát đạt của sản xuất công nghệ và khoa học kỷ thuật hiện đại phương Tây đã đánh mạnh vào phương thức sinh hoạt, tư tưởng và tình cảm truyền thống. Tốc độ và nhịp điệu sống hiện đại, cục diện chiến tranh, nguy cơ kinh tế đã khiến cho người ta khó mà dự liệu trước được tương lai của mình sẽ như thế nào. Từ góc nhìn của một số tri thức thì thiền tông là một phương thuốc hay để cứu rỗi tinh thần phương Tây.
Chú thích hình
Chùa Phật Quốc ở Khánh Châu Hàn Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét