Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Thế Nào gọi là “Niệm Phật Thiền”


Thích Ngộ An (luoc dich)
Thế Nào gọi là “Niệm Phật Thiền”
“Niệm Phật Thiền” là chỉ cho Thiền Tông tiếp thu một cách có ý thức tín ngưỡng và thực tiễn của tông Tịnh Độ, tạo thành một thể hệ mới của sự dung hợp giữa Thiền và Tịnh. Thân phận của các Thiền tăng không thay đổi, nhưng trọng tâm của sự tu trì hằng ngày được đổi thành niệm Phật. Tình hình này bắt đầu xuất hiện từ thời Tống và cứ thế phát triển, nó phản ánh được một đặc điểm lớn của thiền tông Phật giáo thời Tống.
Niệm Phật là nội dung cơ bản của việc tu hành theo Tịnh Độ. Tương truyền vào thời Đông Tấn, Ngài Thích Huệ Viễn đã thành lập “Liên Xã” tại chùa Đông Lâm và phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Ngài Tăng Đàm Loan chùa Huyền Trung, đất Phần Châu, thời Đông Tấn đã chịu ảnh hưởng của Bồ Đề Lưu Chi, đề xướng nhất tâm chuyên niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Vào giữa thời Tùy Đường, một vị tăng tên Đạo Xước nhìn thấy bia của Ngài Đàm Loan tại chùa Huyền Trung sinh lòng kính ngưỡng và hướng tâm về Tịnh Độ, Ngài khuyên mọi người niệm danh hiệu A Di Đà Phật, dùng hạt đậu để tính đếm số lần niệm. Sau khi Đạo Xước qua đời, Ngài Thiện Đạo vào Trường An tuyên truyền pháp môn niệm Phật, hoàn thành giáo nghĩa và hành nghi của tông Tịnh Độ. Tông Tịnh Độ lấy việc xưng danh niệm Phật làm bản sắc, chủ trương y vào tha lực (nguyện lực của Phật Di Đà) để được vãng sanh về “thế giới Cực Lạc” ở phương Tây, do nó đơn giản dễ hành nên sức hấp dẫn đối với quần chúng rất lớn, ảnh hưởng xã hội rất rộng rãi.
Ngài Diên Thọ là người đề xướng tích cực cho thuyết “Thiền Tịnh dung hợp làm một” tương đối sớm. Trong một quyển sách “Vạn Thiện Đồng Quy Tập”, Ngài đã trích dẫn quan điểm có liên quan đến Thiền Tịnh song tu của một vị Tăng Tịnh Độ tên Huệ Nhật, cho rằng tất cả việc tu hành trong Phật giáo đều là thiện hạnh và sau cùng nên hồi hướng những thiện hạnh ấy về Tịnh Độ. Căn cứ vào sự ghi chép thì thời khóa mỗi ngày của Ngài là 108 việc, chưa từng gián đoạn, nếu có người học đến hỏi thì lấy tâm làm tông, lấy ngộ làm quy tắc. Lúc trời sẩm tối, Ngài hướng về ngôi Biệt Phong hành đạo hành đạo niệm Phật, những người xung quanh đều nghe thấy tiếng nhạc trời văng vẳng. Trong “Phật Tổ Thống Ký”, quyển 26 có ghi: Ngài một mặt lấy thân phận của vị thiền sư để khai thị cho các đệ tử đến tham học, mặt khác lại ra sức thực hành niệm Phật. Trên một ý nghĩa nào đó, sự thực hành tôn giáo của Ngài Diên Thọ là lấy việc hồi hướng về Tịnh Độ làm mục đích căn bản, Ngài thường “ban đêm bố thí thức ăn cho quỷ thần, ban ngày phóng sanh hộ vật và đều đem công đức đó hồi hướng trang nghiêm Tịnh Độ”, “tụng kinh Vạn Thiện Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Trong “Tứ Khoa Giản Kệ” tham thiền niệm Phật của Ngài xem việc thiền tịnh song tu là bậc cao nhất trong toàn bộ sự tu hành theo Phật Giáo, nói rằng: “Có thiền không Tịnh Độ, mười người tu chín người lạc, nếu âm phủ có mặt hiện tiền thì họ lập tức bị đọa vào đấy”. Không thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn người được, nếu được gặp Phật Di Đà lo gì không khai ngộ. Có thiền có Tịnh độ giống như hổ thêm sừng, hiện tại làm Thầy người, vị lai làm Phật Tổ. Không thiền không tịnh độ, vạn kiếp và nghìn đời luôn luôn bị đọa lạc, không một ai tin cậy.
 Ngài Khế Tung cũng chủ trương thiền tịnh dung hợp làm một, đông thời Ngài đã ra sức thực hành và thể nghiệm. Ngài “ban đêm niệm danh hiệu Quán Thế Âm, niệm đủ mười vạn tiếng mới ngủ”(“Lâm Gian Lục”, quyển thượng). Nghĩa Hoài cũng lấy thân phận của một vị Thiền tăng dạy người tu tập Tịnh độ, lại còn viết bài “Chuyên tu Tịnh độ thuyết”. Tống Trách Tiên, người chuyên học về thiền, sau lại chuyển hướng dung hợp thiền và tịnh, Ngài đã từng lập ra “Liên hoa thắng hội”, quy định phàm những ai tham dự hội bất luận là tăng hay tục đều phải đồng thanh xưng niệm danh hiệu Phật Di Đà, Ngài cứ cứ vào số lượng người niệm Phật để phân chia thời khóa. Ngoài ra, những vị thiền sư nổi tiếng như Viên Thông Pháp Tú, Chiếu Viên Tống Bổn v.v.. cũng đều chủ trương và thực hành Thiền tịnh song tu. Tóm lại, “Niệm Phật Thiền” đã dần dần trở thành xu hướng quan trọng của việc phát triển thiền tông.
Trong quá trình hung khởi và phát triển của “Niệm Phật thiền” thì giới quan chức và trí thức đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ. Giới quan chức và trí thức đời Tống đã nhiệt tình tham thiền học Phật, họ không những ứng đối thơ văn với các thiền tăng, biểu đạt cùng một sở thích, mà còn thông qua hoạt động họp nhóm biểu đạt cùng một tín ngưỡng niệm Phật tịnh độ giống nhau. Như Tô Thức đã từng cùng với Đông Lâm thường tập hợp Tăng tục hơn ngàn người tại chùa Đông Lâm, Lô Sơn dựng lên hội ngồi thiền, về già lại ra sức thực hành niệm Phật theo Tịnh độ. Vị quan tên Dương Liệt quy y với Ngài Thiên Y Nghĩa Hoài đã “tỏ ngộ thiền tông”, lại còn “xiển dương giáo nghĩa Di Đà, tiếp độ mọi người.”  Ông cho rằng niệm Phật vãng sanh Tây phương Tịnh độ là rất “đơn giản và dễ thực hành”, chỉ cần “nhất tâm quán niệm thì nhiếp phục được vọng tưởng”, nương vào nguyện lực của Phật Di Đà , nương vào nguyện lực của Phật Di Đà thì liền có thể đến được thế giới Cực Lạc. Như Văn Ngạn Bác khi còn làm sứ giả dịch kinh nhuận văn tại Kinh đô đã cùng thiền sư Tịnh Nghiêm tập họp 10 vạn người niệm Phật.
Tính cách và đặc điểm bất đồng mà Phật giáo đã biểu hiện không giống với thời kỳ lịch sử. Thời kỳ Nam Bắc Triều các học phái đang trong giai đoạn phân tranh, đến thời Tùy Đường thì các học phái đồng loạt được thành lập. Các tông phái thời Tùy Đường mỗi mỗi đều có đặc sắc riêng, nội bộ của các tông cũng chính là tông chỉ rõ ràng của các phái. Phật giáo đời Tống ra sức làm mờ nhạt nét sai khác giữa các tông phái, làm tiêu mất nét đặc sắc giữa các tông phái, điều hòa quan hệ của tam giáo. Sự hung thịnh của “Niệm Phật Thiền” đã biểu hiện rõ đặc điểm tính cách của thiền tông thời Ngũ Đại và cuối đời Đường đang bị tông giáo thực hành đơn giản dễ hiểu thay thế.
Chú thích hình:
          Chùa chiền Phật giáo ở Trung Quốc thời xưa luôn đảm nhiệm rất nhiều chức năng xã hội. Bức họa này có liên quan đến các bức vẽ trên tường ở động Đôn Hoàng đời nhà Đường và các môn học trong chùa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét