Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Hồ Đich Có Cống Hiến Gì Đối Với Sự Nghiên Cứu Thiền Học


Thích Ngộ An (lược dịch)
Hồ Địch Có Cống Hiến Gì Đối  Với Sự Nghiên Cứu Thiền Học
Tiên sinh Hồ Địch sang tác tác phẩm “Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc” từ năm 1924 , do tiên sinh rất có hứng thú đối với một số nhân vật và sự kiện quan trọng của thiền tông Trung Quốc thời kỳ đầu, nên đã làm rất nhiều khảo chứng. Mãi đến tuổi già thì việc nghiên cứu lịch sử thiền tông vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong ông; trong sáng tác học thuật của ông thì số lượng tác phẩm liên quan đến thiền học chiếm đại đa số. 
Tháng 9 năm 1926, Hồ Địch đến Châu Âu tham gia hội nghị, ông đến thư viện quốc gia Pari phát hiện ra Bá Hi Hòa đã lấy đi 3 bản “ngữ lục” viết tay của Thần Hội tại động Đôn Hoàng, và tại Viện Bảo Tàng Luân Đôn nước Anh phát hiện ra tác phẩm “Đốn Ngộ Vô Sanh Bát Nhã Tụng” của Thần Hội đã bị Tư Thản Nhân lấy đi ở động Đôn Hoàng. Năm 1927 khi trên đường về nước đi qua Đông Kinh, ông được một học giả Nhật Bản cho biết bản kinh “Pháp Bảo Đàn” ở động Đôn Hoàng được cất dấu tại viện bảo tang Anh Quốc. Về sau, Hồ Địch ra sức chỉnh sửa và so sánh đối chiếu bản “Ngữ Lục Thần Hội” và “Pháp Bảo Đàn Kinh” bản Đôn Hoàng;  vào năm 1930 ông đã xuất bản quyển “Thần Hội Hòa Thượng Di Tập”.  Về sau khi nhớ lại giai đoạn lịch sử này ông đã nói “ sự phát hiện này có ảnh hưởng rất lớn mà tư liệu ban đầu không thể nào bì kịp, vì nó đã kéo theo vấn đề phải chỉnh sửa lại toàn bộ lịch sử thiền tông.” (Hồ Địch tự truyện, từ chỉnh lý văn hóa truyền thống đến nghiên cứu về hòa thượng). Lời này tuy có chút pha trương nhưng sự phát hiện này của Hồ Địch đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc xác thực nghiên cứu của đời sau. Trước và sau khi Hồ Địch qua đời đã có hàng loạt những cuộc thảo luận về vấn đề liên quan đến tác giả của “Pháp Bảo Đàn Kinh”, địa vị của Thần Hội và lịch sử thiền tông thời kỳ đầu được triển khai một cách triệt để, không chỉ có những học giả trong nước mà ngay cả những học giả Nhật Bản như Vũ Tỉnh Bá Thọ, Linh Mộc Đại Chuyết, Liễu Điền Thánh Sơn, Quan Khẩu Chân Đại, Nhập Thỉ Nghĩa Cao cũng đã đua nhau phát biểu quan điểm của mình. Những năm gần đây, hứng thú nghiên cứu về “Pháp Bảo Đàn Kinh” và “Thần Hội Ngữ Lục” của những học giả trong nước ngày càng mở rộng.  Thông qua sự đồng loạt nổ lực của các học giả trong và ngoài nước, việc nghiên cứu thiền tông đã được đến trình độ rất cao,  đồng thời vẫn phát triển cả về mặt chiều sâu. Chúng ta nên thừa nhận việc nghiên cứu thiền tông phát triển phồn vinh như hiện nay có thể bắt nguồn từ lúc Hồ Địch phát hiện ra tư liệu viết tay ở động Đôn Hoàng năm ấy và sự chỉnh lý cũng như nghiên cứu sơ bộ của ông về chúng. Về phương diện này, Hồ Địch là người lập công đầu.
Sau khi Hồ Địch xuất bản tác phẩm “Thần Hội Hòa Thượng Di Tập” thì một số học giả Nhật Bản đã căn cứ vào một số đầu mối mà tác phẩm đã cung cấp để tiếp tục tìm ra những tư liệu khác. Năm 1932, Thạch Tỉnh Quang Hùng đã phát hiện ra một phần của tác phẩm viết tay “Thần Hội Hòa Thượng Ngữ Lục” ở động Đôn Hoàng. Năm 1934,  Linh Mộc Trinh Thái Lang, Công Điền Liên Thái Lang đã sửa chữa bản của Hồ Địch, giúp hiệu đính bản của Thạch Tỉnh Quang Hùng và cho xuất bản. Năm 1957, Nhập Thỉ NGhĩa Cao từ trong quyển Đôn Hoàng của Tư Thản Nhân cất giấu đã phát hiện ra một quyển khác cũng giống như vậy, đầu quyển sách này có một đoạn tựa ngắn với tên là “Nam Dương Hòa Thượng Vấn Đáp Tạp Chinh Nghĩa”. Như vậy, “Thần Hội Ngữ Lục” cho đến nay đã có cả thảy 3 bản viết tay Đôn Hoàng.
Những thảo luận về vấn đề có liên quan đến thiền học của các học giả trong và ngoài nước hầu như không ngoại lệ là đều phải đề cập đến tư liệu, quan điểm về lịch sử thiền tông của Hồ Địch. Bản thân Hồ Địch cũng đã để lại cho các học giả cận đại không ít những tác phẩm học thuật thiền học gây tranh cãi như: “Tùng Dịch Bổn Ý Nghiên Cứu Phật Giáo Đích Thiền Pháp”, “Luận Thiền Tông Sử Đích Cương Lĩnh”, “Bạch Cư Dị Thời Đại Đích Thiền Tông Thế Hệ”, “Thiền Học Cổ Sử Khảo”, “Bồ Đề Đạt Ma Khảo”, “Lăng Già Tông Khảo”, “Đàn Kinh Khảo”, “Trung Quốc Thiền Học Chi Phát Triển”, “Thiền Tông Sử Đích Nhất Cơ Tân Khán Pháp”, “Hà Trạch Đại Sư Thần Hội Truyện” v.vv.. Số tác phẩm này xuất phát từ “hoài nghi”, dùng phương pháp “khảo chứng” nêu ra rất nhiều kết luận mang tính độc đoán khó làm người khác chấp nhận được. Nhưng cũng không thể phủ nhận mỗi khảo chứng của tiên sinh Hồ Địch luôn có đầy đủ giá trị học thuật nhất định, luôn mang tính ngợi ý nào đó cho sự nghiên cứu của người đời sau. Như tiên sinh thông qua việc khảo chứng cho rằng: “chúng ta bỏ qua yếu tố thần thoại, chỉ khảo chứng về tư liệu lịch sử thì không thể không thừa nhận tổ Đạt Ma là một nhân vật lịch sử, nhưng những hành trạng của ngài vẫn không quan trọng bằng truyền thuyết”. Tiên sinh còn nêu ra vào thời đại của ngài Đạo Tuyên hoàn toàn không có câu chuyện tổ Đạt Ma gặp vua Lương Võ Đế, cũng không có thần thoại tổ Đạt Ma quảy  một chiếc giày qua song, do đây có thể thấy vào giữa thế kỷ thứ 7 vẫn chưa có những câu truyện trên.” (“Bồ Đề Đạt Ma Khảo”,  “Hồ Địch Văn Tồn Tam Tập”, quyển 4). Trên một số vấn đề cụ thể của việc nghiên cứu lịch sử thiền tông, đa số quan điểm của Hồ Địch là sai lầm, nhưng cũng không thể bài trừ thỉnh thoảng tiên sinh cũng từng đưa ra những kết luận rất phù hợp với thực tế. Hồ Địch cũng đã từng chỉ ra sự khác nhau giữa thiền Trung Quốc và thiền Ấn Độ tương đối sớm. Tiên sinh còn cho rằng chỉ có đến thời của tổ Huệ Năng và Đạo Nhất mới có thể nói thiền Trung Quốc thật sự hình thành. Tiên sinh cho rằng sự hưng khởi của thiền tông là một cuộc vận động vĩ đại của “Trung Quốc hóa Phật giáo”. Từ góc độ lịch sử tư tưởng tiên sinh đã chỉ ra tư tưởng Nho gia truyền thống của Trung Quốc là tư tưởng nhập thế, là phải nói đến tư tưởng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nó khác với chủ nghĩa xuất thế của triết học Ấn Độ, cho nên “sau khi Trung Quốc hóa, đơn giản hóa Phật giáo mới có hệ thống triết học của Trung Quốc” (“Thiền Tông Sử Đích Nhất Cá Tân Khán Pháp”)

Chú thích hình
Bốn phần năm phẩm như lai tánh thứ 8 kinh Đại Niết Bàn ở động Mạc Cao Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc là di vật thời Lục Triều, nét chữ xinh đẹp ngay ngắn.  Phần cuối kinh văn đã bị thất lạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét