Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Vì Sao Nói Bạch Ẩn Huệ Hạc Là “Người Phục Hưng” Tông Lâm Tế Nhật Bản

Thích Ngộ An (lược dịch)

Vì Sao Nói Bạch Ẩn Huệ Hạc Là “Người Phục Hưng”  Tông Lâm Tế Nhật Bản
Sau khi thiền tông truyền vào Nhật Bản, kết hợp với giai cấp võ sĩ đã trở thành một phương pháp tu hành của võ sĩ. Các cao tăng thiền tông được các tướng lĩnh và võ sĩ Mạc Phủ kính ngưỡng. Dưới cục diện này, thiền tông đã dựa vào Liêm Thương Mạc Phủ để phát triển và lại dựa vào Thất Đinh Mạc Phủ mà phát triển một cách toàn diện
Đến thời đại Giang Hộ thiền tông bắt đầu suy thoái. Địa vị “Ngũ Sơn Thập Sát” của thời đại Thất Đinh thiết lập đã bắt đầu suy tàn, thậm chí một số tu viện không đủ khả năng tuyển chọn người có thể đảm nhiệm chức vụ trụ trì. Cuối thời đại Giang Hộ người phụ trách trùng hung thiền tông chính là Bạch Ẩn Huệ Hạc. Bạc Ẩn cần mẫn tham học, nghiên cứu thấy đáo chánh tông Lâm Tế, được thầy ấn chứng hứa khả, lúc đó ngài 29 tuổi. Sự tỏ ngộ của Bạch Ẩn phải trãi qua một quá trình tham học lâu dài với các vị thiền tăng Trung Quốc, chính sự tham học đó đã khiến cho thiền học của ngài có nền tảng vô cùng vững chắc. Sau đó ngài tiếp tục vân du hoằng hóa, danh tiếng ngày một vang xa. Năm đầu nguyên hiệu Hưởng Bảo (công nguyên năm 1716) Bạch Ẩn Huệ Hạc ở chùa Tùng Âm ra sức chấn hung tông Lâm Tế. Năm tiếp theo, ngài đi đến kinh đô nhận ngôi chùa đầu tiên Diệu Tâm, lúc này ảnh hưởng của ngài đã lan rộng khắp cả nước, các học giả phương Tây đua nhau đến Quải Tích. Năm thứ 8 niên hiệu Bảo Lịch ( năm 1758), hai chúng tăng tục đặc biệt xây cho ngài chùa Long Trạch, thỉnh ngài làm “Khai sơn tổ sư”. Một đời Bạch Ẩn đã lưu lại hơn mười bộ trước tác.
Người thừa kế Bạch Ẩn có hơn 30 người như Đông Lĩnh Viên Từ, Toại Ông Nguyên Lư v.v.. Đông Lĩnh thừa kế gia phong của Bạch Ẩn, giáo hóa cả tăng lẫn tục, còn Toại Ông tiếp nối Bạch Ẩn trụ trì chùa Tùng Âm, ra sức sùng hung thiền pháp, lúc bấy giờ có danh xưng khen gợi hai ngài là “Vi Tế Đông Lĩnh và Đại Khí Toại Ông”. Môn hạ Nga Sơn đệ tử Bạch Ẩn nhân tài đông đúc chia nhau đi khắp bốn phương mỗi mỗi đều lập ra môn phái gọi chung là “Hộc Lâm Phái”, tăng đồ tông Lâm Tế Nhật Bản thời cận hiện đại đại đa số hầu như đều thuộc phái này. Do đây người ta xem thiền sư Bạch Ẩn là “Tổ sư chấn hung của tông Lâm Tế” không hề có gì quá đáng.
Chú thích hình
Điện tổ sư chùa Thiên Đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét