Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thế nào gọi là “Tứ Tân Chủ”

Thích Ngộ An (lược dịch)
Thế nào gọi là “Tứ  Tân Chủ”
“Tứ tân chủ” là một loại pháp chế tông môn được tông Lâm Tế thuộc hệ thống Ngũ gia thiền sử dụng. Pháp chế này do ngài Nghĩa Huyền sáng lập, thông qua hình thức vấn đáp giữa thầy và trò hoặc giữa khách và chủ để trắc nghiệm kiến giải đối phương và đo lường sự thật giả trong học thức của hai bên.
Căn cứ vào tác phẩm “Nhân Thiên Nhãn Mục” do ngài Trí Chiêu đời Tống sáng tác, nội dung cụ thể của “Tứ tân chủ” là: “người tham học cần phải có sự dụng tâm, như khách và chủ nhà gặp nhau phải có lời lẽ đối thoại qua lại. Mượn vật hiển lý để phát huy toàn bộ tác dụng, hoặc tùy cơ giả vờ vui giận, hoặc dụng thần thông hiện nửa thân, hoặc cỡi sư tử hoặc cỡi voi chúa. Nếu là người thật học thì trước tiên người đó uống nước, sau đó lấy ra một cái mâm nhựa, vị thiện tri thức không cho đó là tấm gương, liền bước lên tấm gương của người học trò làm bộ làm tịch. Người học trò lại uống nước tiếp, vị thiện tri thức không chịu thôi, đây chính là bệnh đã thấm vào xương tủy không thể trị được, gọi là “khách nhìn chủ”. “Hoặc vị thiện tri thức không chịu đưa vật ra mà tùy theo chỗ hỏi của người học trò, lập tức cắt ngang câu hỏi. người học trò bị cắt lời chấp chặt không buông, đây gọi là “chủ nhìn khách”. “Hoặc trước mặt vị thiện tri thức người học trò nêu ra một cảnh giới thanh tịnh, vị thiện tri thức cho đó là cảnh, nắm lấy chỗ chấp của người học trò quăng xuống hầm. Người học trò thốt lên “hay quá”, vị thiện tri thức liền chặn ngang rằng: “bỏ đi, thật không nhận ra được tốt xấu gì cả”, người học trò liền sụp xuống đảnh lễ, đây gọi là “chủ nhìn chủ”. “Hoặc có người học trò đeo gông lên cổ xuất hiện trước mặt vị thiện tri thức, vị thiện tri thức liền giúp người ấy tháo mở gông cùm, người học trò vui mừng, cả hai không nói gì cả, đây gọi là “khách nhìn khách”.
Trong đoạn văn trên mượn dùng các hình ảnh đối tượng: “thiện tri thức” là thiền sư, là chủ; “người học” là đệ tử, là khách. “Cái mâm nhựa” là chỉ cho ngoại cảnh, những đối tượng khách quan. Nêu ra bốn loại tình huống có khả năng tồn tại về phương diện trình độ học vấn giữa thầy và trò. Một là “khách nhìn chủ”, chỉ cho kiến giải của đệ tử vượt hơn thầy cho nên người học trò cố ý thử trình độ của thầy, trong khi đó thầy chẳng những chấp trước vào ngoại cảnh mà còn làm bộ làm tịch. Hai là “chủ nhìn khách” là chỉ cho tình huống hoàn toàn trái ngược với tình huống trên, học trò thì ôm cứng lấy sai lầm của mình không chịu buông, trong khi đó thầy lại tỏ ra vô cùng tự tin. Ba là “chủ nhìn chủ”, chỉ cho thầy và trò thông qua cuộc đấu trí gay gắt đã có được cái thấy giống nhau và sự hiểu biết nhất quán, đều không có sự chấp trước vào ngoại cảnh. Bốn là “khách nhìn khách”, chỉ cho thầy và trò đều chấp trước vào ngoại cảnh, “đều mang lên mình gông cùm”, cả hai đều không biết, ai cũng cho mình là đúng nên không thể tỉnh ngộ.
Ngài Nghĩa Huyền thiêt lập ra “tứ tân chủ” mục đích căn bản là để bồi dưỡng cho thiền tăng (bao gồm hai bên thầy và trò) đứng vững trên lập trường chủ nghĩa duy tâm, biểu hiện được bản chất thần học tông giáo của tông Lâm Tế. Nhưng nó luôn có đầy đủ ý nghĩa tích cực đối với việc xúc tiến thiền sư và thiền sinh không câu nệ vào học lực, địa vị và gợi ý nhắc nhở nhau một cách tế nhị về tư cách, duy trì được phong cách thiền tự do, linh hoạt. “Tứ tân chủ” nó thể hiện được tinh thần “bình đẳng” mà thiền tông đã từng tuyên bố. Đây là nguyên nhân trọng yếu để tông lâm tế xây dựng địa vị bá chủ của mình trong hệ thống Ngũ gia thiền.

 (Hình)
(Thạch Đầu đồ) Các Quốc Vương Tử đồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét