Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Bài 5: Lịch sử Phật giáo Tùy Đường


Bài 5     Lịch sử Phật giáo Tùy Đường

Kết thúc cục diện phân chia Nam Bắc đến Đời Đường, bắt đầu là triều đại cường thịnh nhất về chính trị; kinh tế; văn hóa trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ tột đỉnh thiết lập phiên dịch kinh điển, các tông phái  phát triển mạnh mẽ trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, ảnh hưởng của nó không những đi sâu vào các tầng lớp giai cấp Trung Quốc, mà còn lan rộng đến Hàn Quốc(Cao Ly, Bách Tề,Tân La); Nhật bản; Việt Nam, mở ra một trang sử mới sáng lạn đối với Phật giáo các nước.
Sự hưng thịnh phồn vinh của Phật giáo Tùy Đường, nhờ sức mạnh ở nền tảng kiên cố do Phật giáo ở thời kỳ Nam Bắc triều kiến lập ra, còn nhờ ở sự thống nhất cường thịnh của quốc gia và việc đề xướng hộ trì Phật giáo. Đời Tùy sau khi Cao Tổ Văn Đế lên ngôi(589- 600), lên ngôi phế bỏ chính sách hủy Phật giáo của Bắc Chu, hạ chiếu tu sửa xây dựng chùa chiền, trùng hưng chỉnh trang kinh; tượng, thiết lập “ngũ chúng” và “25 chúng” thuyết giảng nghĩa lý Phật giáo, lấy Đại Hưng Thiện tự làm trung tâm dịch kinh, vua một đời ở nơi đây dốc sức phát triển rộng rãi Phật giáo, độ Tăng Ni có khoảng hơn 50 vạn người, xây dựng sửa sang hơn 3.000 ngôi chùa, xây 110 tòa tháp, dịch và biên soạn kinh điển 13 vạn quyển, đây có thể thấy được nét tiêu biểu đối với sự hưng thịnh của Phật giáo ở thời đại Tùy Văn Đế.
Tùy Dạng Đế kế thừa Văn Đế dùng phương châm Phật giáo trị quốc, đối với đề xướng của Phật giáo cũng dốc hết sức lực, xây chùa chiền, độ Tăng, tạo tượng giống như Văn Đế, và tự mình thọ Bồ tát giới từ Ngài Trí Giả - Thiên Thai tông, nghinh Thanh Kiết Tạng đại sư đến Huệ Nhật đạo trang hoằng dương Tam luận, do dây hai tông Tam luận và Thiên Thai dưới sự hộ trì mạnh mẽ của Đế Vương thời Tùy có thể mở tông lập phái. Ngoài ra, Tín Hành lấy tư tưởng mạt pháp làm tiền đề, sáng lập Tam giới giáo cũng lưu hành một thời.
Đế Vương đời Đường ngoài Vũ Tông ra, đối với Phật giáo phần nhiều là áp dụng chính sách bảo hộ Phật giáo. Cao Tổ lúc mới gầy dựng Đế nghiệp, từng phụng Phật cầu phước, sau khi lên ngôi, thiết lập 10 Đại đức lãnh đạoTăng Ni. Thái Tông thì sau khi Huyền Trang đại sư Tây Vức cầu pháp trở về, tổ chức trường dịch kinh quy mô rất lớn ở chùa Từ Ân, Pháp tướng Duy thức tông dưới sự hộ trì của Thái Tông mà được sáng lập. thời đại Vũ Tắc Thiên càng sùng tín Phật pháp, Người đã thực hành liên tiếp một loại các phương sách của Phật giáo: mở việc phong tước hiệu cho Sa Môn, chiếu lệnh Tăng Ni ở trước Đạo sĩ, nữ quán, trong tự viện thiết lập phòng dưỡng bệnh Bi Điền, tổ chức trường dịch kinh điển, khai quật Long Môn Thạch Khu. Trong đó trọng hậu đối với Thần Tú đại sư, làm cho Thiền tông đại thịnh, và hạ chiếu dịch lại “Bát Thập Hoa Nghiêm”, lại trực tiếp thúc đẩy đại thành công sáng lập Hoa Nghiêm tông của Ngài Pháp Tạng. Huyền Tông thì sùng tín Mật giáo, đối với các Ngài:Thiện Vô Úy; Kim Cang Trí; Bất Không… rất cung kính, từng thỉnh Bất Không vào cung truyền thọ pháp Quán đảnh, do đây Mật Tông được hưng thịnh một thời. Túc Tông cũng từng triệu hơn 100 Sa môn như Bất Không…vào cung đình tụng kinh cầu phước, và thọ Quán đảnh quy y. Đại Tông ngoài việc hạ lịnh xây chùa, độ Tăng ra, trong lúc quân địch xâm nhập, triệu Sa Môn tụng “Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh” , vì dân vì nước làm lễ tiêu tai. Hiến Tông nghinh xá lợi Phật ở Phụng Tường Pháp Môn tự, lại mở ra một phong trào sùng Phật sôi nổi trong xã hội.
Phật giáo Tùy Đường do nhờ sự hộ trì của Đế Vương, đước phát triển nhanh chóng, sự hưng thịnh phồn vinh của nó biểu hiện ở nhiều mặt, như: dịch kinh, sáng tác, nghệ thuật v.v…, đặc biệt Trung Quốc hóa thành lập tông phái Phật giáo, cũng là một trong những đặc sắc chủ yếu.
Sự thành tựu ở phương diện phiên dịch: Đời Tùy trong thời gian ngắn khoảng hơn 30 năm, kinh điển phiên dịch tổng cộng 170 bộ 700 quyển, những nhà phiên dịch chủ yếu có Na Liên Đề Da Xá; Xà Na Khuất Đa; Đạt Ma Cấp Đa; Ngạn Tông….trong đó Ngạn Tông Phạn Hán văn rất giỏi, làm tiên phong chủ trì dịch trường của chư Tăng Trung Quốc, từng ở trong “Biện chánh luận” đề xuất người dịch kinh phải có đủ điều kiện“Bát bị”, đối với việc bình chọn nhân tài dịch kinh sau này phát huy tác dụng rất lớn.
Phiên dich kinh điển ở đời Đường, căn bản do quốc gia hộ trì, quy mô tổ chức hoàn thiện, và phần nhiều chư Tăng Trung Quốc tinh thông Phạn Hán chủ trì, khiến dịch kinh số lượng, chất lượng đều là đứng đầu trong các triều đai, dịch kinh nổi tiếng có các Ngài: Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, Bất Không, Bồ Đề Lư Chi, Thật Xoa Nan Đà, Bát Nhã Tam Tạng, Thiện Vô Úy, Kim Cang Trí…, trong đó đặc biệt lấy 3 vị đầu làm kiệt xuất, họ được xếp vào “ Bốn nhà đại phiên dịch”của Trung Quốc.Ba vị này mỗi mỗi đều có chuyên môn riêng, Huyền dịch : Du Già; Bát Nhã; Đại Tiểu Tỳ Đàm, thành tựu vĩ đại, Nghĩa Tịnh chú trọng ở luật điển, Bất Không chuyên ở Mật điển. tóm lại, đến đời Đường tinh hoa Đại thừa Phật giáo Ấn Độ gần như dịch xong, và dịch kinh điển tương đối triển vọng, lại có tính chọn lọc, tính thống nhất và tính hoàn chỉnh
Cùng với đại lượng kinh luận dịch được, trước tác của cao Tăng cũng tương đối phong phú, như đối với Phật điển, thêm vào kinh lục hệ thống phân loại chính xác, tương đối quan trọng, ở đời Tùy “chúng kinh mục lục” của pháp kinh 7 quyển Ngạn Tông “Chúng kinh mục lục”5 quyển, Phí Trường Phòng “Lịch đại tam bảo ký”; đời Đường có Đạo Tuyên “Đại Đường nội điển lục”, Trí Thăng “Khai Nguyên Thích giáo lục”, Viên Chiếu “Chân nguyên tân định thích giáo mục lục”, trong đó đối với “Khai Nguyên Thích giáo lục” có ảnh hưởng lớn nhất. làm căn cứ tiêu chuẩn cho biên soạn mục lục Đại tạng kinh và in ấn khắc kinh sau này.
Ngoài ra, còn còn có một số lượng lớn về viết các loại chú sớ kinh điển, và kết hợp thể nghiệm của cá nhân và thông luận chuyên đề nghiên cứu biên soạn cũng sôi nổi. Những trước tác này biểu hiện tư tưởng kiến giải độc đáo đặc sắc của mỗi người, là y cứ lý luận quan trọng của sự phát triển và hình thành các tông phái. Do đây, biểu thị sự sáng lập 8 tông phái lớn Thiên Thai, Tam Luận, Pháp tướng, Hoa Nghiêm, Mật Tông, Thiền, Tịnh, Luật…trong giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo Tùy Đường. thật cùng với việc phiện phiên dịch kinh kiển có quan hệ mật thiết không thể tách rời được.
Sự phát triển của Phật giáo Tùy Đường, đối với văn học nghệ thuật cũng đã cung cấp đề tài và linh cảm tuyệt vời, Đương thời văn nhân học sĩ đối với tinh thâm phong phú của Phật giáo và tinh thần tu tập của Tăng cang, sản sanh tâm ý kính trọng sùng thượ ng, người quy hướng Phật rất đông, như Hàn Dư, Bạch Cư Dị, Liễu Tống Nguyên, Vương Duy, Lý Cao, Bồi Hưu…. Đều có nhân duyên sâu dày với Phật giáo, do đây sáng tác trong thơ văn ẩn hàm triết lý Phật giáo cũng hợp thời cơ mà sanh. Lại do sự triển khai giảng kinh ở tự viện đến giảng kinh trong xã hội cũng rất là thịnh hành, thêm vào đó sáng tác rất nhiều tác phẩm nhạc, cùng với sự lưu truyền của nhạc, lại phát huy kinh biến đồ tướng nhiều màu nhiều vẻ, càng tăng thêm nội dung họa tượng của tự viện và tiếp tục kế thừa bích họa thạch khu điêu khắc thời đại Nam bắc triều sau này .
Ngoài đây ra, sự hưng thịnh của Phật giáo Tùy Đường cũng dẫn đến sự ngưỡng vọng của Hàn Quốc và Nhật Bản, phái nhiều học tăng đến học tập, Hàn Quốc có Nghĩa Tương, Thái Hiền, Huệ Nhật, Pháp Lãng, Tín Hành, Đạo Nghĩa …, Nhật bản có Đạo Chiếu, Trí Thông, Huyền Phưởng, Trí Phụng, Tối Trừng, Không Hải….Phật giáo Hàn Nhật nhờ vậy đạt được sự phát triển rất quy mô.
Tóm lại, triều Đình Tùy Đường ngoài việc hộ trì đối với Phật giáo, đối với Nho, Đạo cũng có tinh thần hộ trì, cũng tức là lấy “tam giáo đồng dùng” làm chính sách tôn giáo của họ. do đây, Phật giáo, Nho và Đạo đương thời được lập ở thế chân vạc, cùng nhau tranh giành thắng lợi, đặc biệt Đạo giáo minh tranh ám đấu đối với Phật giáo không có gián đoạn, do đó ở thời Vũ Đế, vì thiên trọng về pháp thuật trường sanh của Đạo giáo cực kỳ cá nhân, lại thêm vào đó là sự cổ động phản Phật của đạo sĩ Triệu Quy Chân, thừa tướng Lý Đức Dụ.Cuối cùng tiến hành liên tiếp một loạt các sự kiện hủy Phật, lớn nhất là lấy Hội Xương 5 năm (845)  gọi là “Pháp nạn Hội Xương”, tổng cộng phế hủy hơn 4.600 ngôi chùa, hơn 4 vạn chùa nhỏ, áp bức khiến Tăng Ni hoàn tục hơn 26.500 vị, tịch thu ruộng chùa số vạn khoảnh. Diệt Phật giáo lần này, khiến Phật giáo nhận sự đả kích nghiêm trọng, tài sản văn hóa Phật giáo, bao gồm kinh tạng điển tịch phần lớn thất lạc mất. Sau khi Hạnh Tuyên Tông lên ngôi (847) lập tức hạ chiếu phục hưng Phật giáo, mấy triều đại Hoàng Đế sau này cũng tiếp tục hộ trì. Chỉ theo khuynh hướng suy bại của Vương triều ở cuối thời Đường, thời kỳ hưng thịnh tột đỉnh của Phật giáo cũng theo dó kết thúc.
Thời Đường diệt vong, Ngũ đại thập quốc chia nhau thống trị 2 vùng Nam ; Bắc, chiến loạn liên tục, hậu Chu lãnh thổ lớn nhất trong Ngũ đại, giữa lúc tài chánh quốc gia khó khăn, lúc Thế Tông đương nhiếp chánh lại hủy Phật một lần nữa (955), Phật giáo trải qua pháp nạn này va sự suy tàn của chiến tranh khói lửa, đã suy tàn không chịu nổi, những tông phái thạnh hành chú trọng về nghiên cứ nghĩa lý không còn nữa, chỉ còn lại chú trọng thiền tông thực tiễn và xem trọng tín ngưỡng Tịnh Độ tông vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Đối với đề xướng Thiền Tịnh song tu của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ nhận được sùng kính nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét