Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Tình yêu có cảm hóa được con người hay không?

Tình yêu có cảm hóa được con người hay không?

Viết : Thích Ngộ An 

         Ông bà mình có câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” câu này đúng với mức độ khá cao khoảng 99,1 %. Đây là một trong những vấn đề được đề cập đối với cách ứng sử và trong các mối quan hệ ngoại giao bạn bè, tình yêu, hay dạy dỗ con cái, học sinh. Nhưng còn 9% còn lại liệu có sảy ra không? Vâng! Điều đó sảy ra trong rất nhiều trường hợp mà theo kinh nghiệm của chúng tôi thấy rằng có những điều kiện sau đây:
1. Đối tượng chuyển hóa gặp phải một chấn động tâm lý khá lớn, khiến họ cảm nhận sâu sắc về việc làm và cách ứng sử bấy lâu nay của mình là không đúng và mang lại nhiều đau khổ cho mình và cho người xung quanh. Trường hợp này thì cũng hơi bị thê thảm mà người ta thường gọi là “ ăn năng muộn màng”. Tuy nhiên thà có còn hơn không.
2. Đối tượng chuyển hóa nhận được một loại tình cảm đặc biệt từ một người mà có thể gọi là “trị” được họ, nói họ nghe, và họ tình nguyện nghe người đó, khi đó mức độ chuyển hóa có thể chậm hơn trường hợp thứ nhất một chút vì bản tính còn phải có thời gian bàu mòn thay đổi.
3. Bản chất của đối tượng là một người tốt và người này là người có suy nghĩ. Rất có thể do hoàn cảnh khách quan hay môi trường xấu khiến họ bị lây nhiễm từ một tập thể nào đó hay một cá nhân bạn bè không tốt, cơ hội thay đổi cũng giống như trường hợp thứ hai nhưng thời gian thì cũng khá chậm. Vì họ phải có sự đấu tranh để chiến thắng bằng tập luyện.
4. Đối tượng chuyển hóa bẩm sinh là một người xấu và sống trong một môi trường xấu từ nhỏ đến lớn cơ hội thay đổi cực kỳ hiếm, trường hợp này nếu muốn chuyển hóa họ thì người giúp họ phải cực kỳ bản lỉnh và phải có một tình thương thật sự từ đáy lòng bên cạnh đó điều quan trọng là phải có một phương pháp một kế hoạch tốt và phải có thời gian gần gủi họ chia sẻ và hiểu họ thì họa mây mới có kết quả. Đây là việc làm khá vĩ đại và theo chúng tôi gọi đó là tấm lòng của vị Bồ tát.
          Bác Hồ có nói “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” muốn đào tạo xây dựng một con người có nhân cách có đạo đức và có tài năng vô cùn khó, cần phải có thời gian, tâm huyết, và phải thật sự yêu nghề. Trong các ngành nghề sinh sống trong xã hội thì nghề giáo dục được xem là nghề quan trọng và vĩ đại nhất, ai theo nghề điều quan trọng nhất là phải có tâm, có tấm lòng và có tư tưởng lớn của một người mô phạm, người cầm cân nãy mực, người hướng dẫn nhân cách đạo đức của một hay nhiều thế hệ học trò. Bởi vậy đối với một người thầy giáo, một người cô giáo chúng ta phải tận tụy kham nhẫn phải tập kiên trì và phải luyện đức tính điềm tĩnh thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ mà cả xã hội con người giao phó. Chúng ta phải suy nghĩ đến câu nói rất hay mà giới nhà giáo cho rằng “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” cái khó cái ghê sợ thứ ba này thật không phải không đúng, bởi vì theo tâm sinh lý cho rằng lứa tuổi học trò, học sinh là lứa tuổi bắt đầu trưởng thành, cái gì cũng muốn biết, cái gì cũng muốn tìm hiểu, và vô cùng nghịch ngợm. Và chúng ta cũng từng là học sinh, cũng từng cấp sách đến trường có thể thông cảm  là điều nên làm, và giờ này khi xã hội phát triển, tâm lý tùy thời biến đổi, cái quậy của học sinh trước năm 2000 khác hoàn toàn với học sinh thế kỷ 21, tôi nghĩ rằng để hiểu rõ và có phương án giáo dục theo thời đại đòi hỏi bộ phận giáo viên các nhà giáo dục cần phải thành lập hệ thống chuyên khoa nghiên cứu tâm lý học sinh, hồng hiểu rõ và đưa ra phương pháp giáo dục đúng đắn để đạt hiệu quả giáo dục cao. Cũng thế trong bất kỳ hệ thống nào đi chăng nữa, việc hiểu và cảm thông là điều quan trọng để chúng ta chuyễn hóa một con người mà hơn thế nữa là nhiều con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét