Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012


Thích Ngộ An (dịch) 


佛陀的教义是极为[w1] 简明[w2] 的,其究竟的目的,就是对众生示教利喜,要让我们从执着中醒悟 过来。但由于弟子众多,根性也不尽相同,佛陀对于这些人,并不执着于某种教义,而是采用能适合对方根性的道理,所谓契理契机为他们说法;就好比现在大学, 设立种种的科系,就其兴趣
专长而因材施教[w3] 。弟子们于佛陀涅槃后,将佛陀所说的“法”加以结集整理时,注入了很多的解释,因此也就形成经、律、论三藏十二部 经典浩如渊海[w4] 的八万四千法门的教义。
可是,到了后世,祖师们有的特别尊重某一个法门,有的特别崇敬某一种义理,甚至还有 特别推崇[w5] 某些经论,而逐渐形成分门别类的系统,并且倡导自家所崇尚的教法是最为究竟的,而产生所谓的各宗各派:在印度的原始佛教就有分为上座、大众的二十 个部派;大乘则有中观、瑜伽的空有二宗。在中国佛教,有演绎流传至今的律宗、三论宗、禅宗、法华宗、净土宗、唯识宗、华严宗、密宗等大乘八宗,俱舍、成 实,小乘二宗:共成中国佛教十宗。各宗派开宗的祖师们为了消除宗派间的冲突,而运用判教的方式来整理佛陀的教法,并且各自判别各宗的高下,也为自宗在佛陀 一代时教中安立位次,如华严宗的五教十宗说,法华宗的五时八教说,即是目前最普遍流传的判教。而太虚大师也立大乘三宗:法界圆觉宗、法性空慧宗、法相唯识 宗□;印顺长老则立大乘三系:真常唯心系、性空唯名系、虚妄唯识系 □,来归纳所有的大乘教理。门户宗派的兴起,不仅是在印度或中国,其他重要的佛教国家中也都有同样的现象,如藏传佛教、日本佛教、韩国佛教□□在本册文中 皆已列举出其主要分派,因此,这里就不再加以一一细述[w6] 
然而,各宗的兴起,各有其道风,这是很正常的,但是我们却不能忽略[w7] 了佛陀是观机[w8] [w9]  的,方便顺应众生的根机,而导入正觉。这是说明了随着世事的转变,会有不同的教化方式,不同的发展。因此,佛陀的说法制戒等因缘,在时间上、空间上,都不 拘泥固闭[w10] ,也不专重某一种修证,某一种理论,某一条戒法□□。因为,假如佛法偏颇[w11] 起来,而自以为是能通往正觉的大道,那是不合真理的,甚至破坏佛法的特质 与圆融,更有碍于[w12] 佛法的弘传。
佛教传入中国至今,约二千年的历史,其中演变的过程也相当的繁复[w13] ,为了让大家总括的 了解,我也特将其流传与发展的中国佛教分为六个时期:第一、魏晋南北朝为经典翻译时期;第二、隋唐盛世为八宗并弘时期;第三、五代赵宋为禅净争主时期;第 四、元明清朝为宫廷密教时期;第五、清末民初为净土经忏时期;第六、二十一世纪为人间佛教发扬时期。此六个时期,只是大致说明佛教在中国弘传的情况。
佛教是人本的宗教,不唯[w14] 十方诸佛皆在人间成道、度众,所有高僧大德也都是在人间修行、弘法,人间佛教的慈悲、空性、中道、缘起、业力、真如,乃是[w15] 一切众生的光明和指南。为了圆满人间佛教,必先要有以下几点观念:
一、佛教人间化
佛陀出生于人间,以出世的心性,做入世的事业。真正佛子也应当积极进取[w16] 地从事佛教文化、教育、慈善和弘法的事业,转娑婆[w17] 为人间净土,达到“人间佛法化,佛法人间化”的目标。
二、教派统一化
对于佛法的教义,不论是大乘、小乘各各宗派,固然[w18] 有彼此的风格,但彼此之间不是批判[w19]  争执的,不是你错我对的,而是相互的尊重与包容,相互的赞叹与融和,同中存异,异中求同。因此,我们更应做到禅净融和、显密融和、大小乘融和、南北传融 和,甚至要将传统与现代融和,共同[w20] 遵佛陀的慈心悲愿,融和五乘十宗,修持三学而圆满佛道。
三、教理科学化
为了将佛法密切的应用于生活中,需要推行科学的佛教、生活的佛教,从生活上的衣食住 行、人际往来[w21] 的关系中,去推动以道德为本,有利于社会的现代化佛教。其中运用现代化的文明科技、语文、网路,节省[w22] 了时空、人力,将佛法广泛流传,并且提倡 以服务、奉献、精进、耐劳[w23] 等做为现代化的修行、试验、考察[w24] 、实证,提高众生对佛教的认识与信仰。
四、度众国际化
佛法不分种族、宗教、国家,因此在世界的每一个地方,都要努力推动净化人心,福利群生的工作,甚至要结合各地人士的力量,共同为世界和平、社会福祉来努力。同时更要扩大胸襟[w25] ,包容异己,群策群力[w26] ,以法界为心,以地球人自居[w27] 
今日的“佛教是人间的佛教”,这是佛陀的本怀,这个发展方向早已被世人接受了,恳切的希望我们都能开发自性,升华人格,将佛陀的悲智愿行落实人间。
[注释]
□太虚大师立大乘三宗:法性空慧宗、法相唯识宗、法界圆觉宗。法性空慧指各部《般若经》及宗《般若经》的诸论;法相唯识包括法相学与唯识学;法界圆觉学指《法华经》、《维摩经》、《华严经》、《楞伽经》、《楞严经》、《圆觉经》及净土方面等有关法界、如来藏等诸经论。
□印顺长老将印度大乘佛教分判为性空唯名、虚妄唯识、真常唯心三大系,此与旧说大异其趣。性空唯名论,指中观大乘;虚妄唯识论,指瑜伽大乘;真常唯心论,指如来藏思想。
[习题]
一、试述宗派形成的缘由。
二、举出三种对佛陀一代教法的判摄。
三、中国佛教的发展可分为那些时期?
四、今后各宗派应如何相互融和与统一?
五、二十一世纪的佛教应朝何种方向发展?


 [w1]Rất
 [w2]Ngắn ngọn xúc tích
 [w3]Dạy theo trình đọ
 [w4]Nội dung sâu rộng
 [w5]Tôn sùng và thúc đẩy
 [w6]Nói rõ thêm
 [w7]Xem nhẹ
 [w8]Đùa giỡn
 [w9]Dạy theo căn cơ
 [w10]Cứng nhắc
 [w11]Thiên kiến, thien lệch thiên vị
 [w12]Chướng ngại
 [w13]Phức tạp
 [w14]Không chỉ
 [w15]la
 [w16]mạnh dạn
 [w17]taba
 [w18]tuy
 [w19]phê phán, phê bình
 [w20]cẩn thận và tôn kính
 [w21]vấn đề giao tế giữa người với người.
 [w22]tiết kiệm
 [w23]chịu khó
 [w24]khảo sát
 [w25]tấm lòng
 [w26]hợp lòng hợp sức
 [w27]tự cho mình là tự nghĩ là


Bài Thứ Nhất: Tổng Luận Tông Phái
Thích Ngộ An (lược dịch)
Giáo nghĩa kinh Phật vô cùng ngắn ngọn xúc tích, mục đích cứu cánh chính là khai thị chúng sanh đạt được lợi ích an vui,  khiến cho chúng sanh tỉnh ngộ từ trong những chấp trước. Nhưng do vì có nhiều chúng đệ tử căn cơ khác nhau nên đối với số người này Đức Phật không câu nệ vào giáo nghĩa mà chọn giảng những giáo lí phù hợp với căn tánh của họ, cho nên gọi là vì chúng sanh mà nói pháp khế lí, khế cơ; cũng giống như đại học bây giờ thành lập nên nhiều khoa dạy theo sở thích trình độ chuyên môn của sinh viên.
Sau Phật nhập niết bàn, lúc tiến hành chỉnh lí kết tập lại “pháp” (những lời nói của Phật) rất nhiều lí giải được thêm vào, vì thế  hình thành 12 bộ kinh, luật, luận giáo nghĩa thâm sâu, số lượng đồ sộ, phong phú bao gồm tám vạn bốn ngàn pháp môn.
Nhưng đến đời sau, các vị tổ sư có người vì đặc biệt tôn trọng một loại pháp môn nào đó, có người thì đặc biệt sùng kính một loại giáo lí nào đó, thậm chí có vị còn đặc biệt tôn sùng và phát triển một số kinh luận, từ đó mà  dần dần hình thành hệ thống phân loại pháp môn, và từ đây xuất hiện tư tưởng tự cho rằng giáo pháp của tông mình mới là cứu cánh nhất, bởi đó hình thành nên nhiều tông phái.  Phật giáo Nguyên Thủy  Ấn Độ phân thành 20 bộ phái của thượng tọa bộ và đại chúng bộ; trong đó hai tông không hữu của đại thừa thì có trung quán và du già. Còn Phật giáo tại Trung Quốc có 8 tông phái đại thừa là luật tông, tam luận tông, thiền tông, pháp hoa tông, tịnh độ tông, duy thức tông, hoa nghiêm tông, mật tông v.vv..diễn dịch và lưu truyền đến ngày nay. hai tông tiểu thừa là câu xá và thành thật tông cộng lại thành 10 tông Phật giáo Trung Quốc.
Các vị tổ sư khai sáng tông phái, vì muốn tránh sự sung đột giữa các tông phái nên các ngài đã vận dụng phương thức phán giáo để chỉnh lí giáo pháp của Đức Phật, và riêng biệt sắp xếp thứ tự cao thấp của các tông phái, cũng như tự mình sắp xếp chỗ đứng dựa theo thời gian thuyết giáo của Đức Phật. Ví dụ như thuyết ngũ giáo thập tông của Hoa nghiêm tông, thuyết ngũ thời bát giáo của Pháp Hoa tông, là phương thức phán giáo lưu truyền và phổ biến nhất đương thời. Đại sư Thái Hư cũng lập ra ba tông đại thừa là pháp giới viên giác tông, pháp tánh không huệ tông, pháp tướng duy thức tông; Đại sư Ấn Thuận lập ra ba hệ đại thừa là chân thường duy tâm hệ, tánh không duy danh hệ, hư vọng duy thức hệ, và các ngài quy nạp những cái này thành giáo lí đại thừa. Sự hưng khởi của các tông phái, môn phái không chỉ xuất hiện tại Ấn Độ hoặc Trung Quốc mà nó cũng là một hiện tượng chung của các nước theo Phật giáo khác như Tây Tạng, Nhật bản, Hàn Quốc. Trong quyển sách này chúng tôi đã nêu ra nguyên nhân chủ yếu của sự phân phái, vì thế chỗ này không cần nói rõ thêm nữa.
Các tông phái tuy cùng nhau hưng khởi , nhưng mỗi tông đều có đạo phong riêng của mình, đây là việc rất bình thường, thế nhưng chúng ta không thể xem nhẹ việc giáo hóa ứng cơ của Phật, mà càng phải chú trọng đến việc tùy thuận căn cơ của chúng sanh để có thể dẫn họ vào con đường chánh giác. Điều này muốn nói rõ đến sự tùy thuận theo sự chuyển biến của tình hình xã hội, và sẽ có những phương thức giáo hóa và phát triển không giống nhau, do đó giáo pháp đức Phật tùy theo nhân duyên, thời gian, không gian mà chế dung, tất cả đều không câu nệ một cách cứng nhắc, cũng không chú trọng vào một loại tu chứng, một loại lí luận hay một loại giới pháp nào. Bởi vì giả sử, giáo pháp đức Phật thiên kiến mà tự cho rằng, một mạch có thể tiến thẳng đến đạo lớn chánh giác thì thật không hợp với chân lí, thậm chí còn phá hoại, làm mất đi tính chất dung hòa đặc biệt của Phật pháp, và càng làm cản trở sự hoằng truyền Phật pháp.
Từ khi Phật giáo truyền nhập vào trung quốc đến nay ước khoảng 2000 năm lịch sử, trong đó quá trình diễn biến cũng tương đối phức tạp, vì muốn cho mọi người hiểu được một cách bao quát, chúng tôi cũng đặc biệt phân sự lưu truyền và phát triển của Phật giáo Trung Quốc thành 6 thời kỳ:
Thứ nhất: thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều lấy việc phiên dịch kinh điển làm chính
Thứ hai: thời đại Tùy Đường hưng thịnh với sự ra đời và phát triển của tám tông phái Phật giáo
Thứ ba: thời đại Triệu Tống, Ngũ Đại là thời kỳ thiền tịnh tranh bá
Thứ tư: thời đại triều Nguyên, Minh, Thanh, là thời kỳ mật giáo cung đình
Thứ năm: cuối nhà Thanh đầu Dân Quốc, là thời kỳ tịnh độ kinh sám
Thứ sáu: thế kỷ 21 sự phát dương của Phật giáo nhân gian.
Sáu thời kỳ trên chỉ là đại khái nói rõ tình hình hoằng truyền Phật giáo tại Trung Quốc.
Phật giáo là tôn giáo của con người, không chỉ 10 phương chư Phật đều thành đạo, độ chúng sanh tại nhân gian, mà các cao Tăng Đại Đức cũng đều tu hành và hoằng pháp ở nhân gian. Các giáo thuyết từ bi, tánh không, trung đạo, duyên khởi, nghiệp lực, chân như của Phật giáo nhân gian là ánh quang minh và kim chỉ nam cho tất chúng sanh. Để hoàn bị viên mãn Phật giáo nhân gian, chúng ta cần phải trang bị bằng những quan niệm đưới đây:
Một: Phật giáo hóa nhân gian
Đức Phật sanh ra tại nhân gian, dùng tâm tánh xuất thế để làm sự nghiệp nhập thế. Người Phật tử chân chánh cũng phải nên tích cực mạnh dạn tham gia sự nghiệp văn hóa, giáo dục, từ thiện và hoằng pháp của Phật giáo, biến cỏi ta bà thành tịnh độ nhân gian, đạt được mục tiêu nhân gian hóa Phật pháp hay Phật pháp hóa nhân gian.
Hai: thống nhất hóa giáo phái
Đối với  giáo nghĩa Phật pháp phải quan niệm rằng: bất luận là tông phái đại thừa hay tiểu thừa tuy có phong cách khác nhau, nhưng giữa sự khác nhau đó chúng ta không nên phê phán tranh chấp, không nên quan niệm là bạn sai tôi đúng, mà phải tôn trọng, bao dung, tán thán và dung hòa lẫn nhau, trong sự giống nhau luôn có điểm dị biệt và trong cái dị biệt luôn mong cầu sự tương đồng. vì thế chúng ta phải làm sao dung hòa cho được giữa thiền và tịnh, giữa mật và hiển, giữa đại thừa và tiểu thừa, giữa nam và bắc, thậm chí còn phải dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. Mọi người phải cẩn thận giữ gìn và tôn kính tâm từ bi và nguyện rộng lớn của đức Phật, dung hòa 10 tông, năm thừa, tu trì tam vô lậu học để đạt đến viên mãn Phật đạo.
Ba: khoa học hóa triết lí Phật giáo
Vấn đề ứng dụng Phật giáo vào trong cuộc sống, nó có mối quan hệ mật thiết đối với việc thúc đẩy Phật giáo hóa khoa học và Phật giáo hóa đời sống, từ trong những mối quan hệ ăn, mặc, ở, đi lại hay  giao tế giữa người với người trong cuộc sống, chúng ta cần thúc đẩy việc lấy đạo đức làm nền tảng, lấy lợp ích xã hội làm mục tiêu cho công cuộc hiện đại hóa Phật giáo. Mà muốn hiện đại hóa Phật giáo thì chúng ta cần phải vận dụng văn minh khoa học kỹ thuật, ngôn ngữ văn từ, internet như vậy mới tiết kiệm thời gian, không gian, nguồn nhân lực, mà nhanh chóng mang Phật pháp quảng bá lưu truyền rộng khắp. Đồng thời chúng ta cần phải đề sướng và lấy tinh thần phục vụ, cống hiến, tinh tấn, chịu khó vv.. của hiện đại hóa, để áp dụng vào việc tu hành, thực nghiệm, thực chứng và đề cao nhận thức , lòng tin của quần chúng đối với Phật giáo.
Bốn: Quốc tế hóa độ chúng
Phật pháp không phân chủng tộc, tông giáo, quốc  gia, vì thế mỗi một nơi nào trên thế giới này đều cần phải nổ lực thúc đẩy việc tịnh hóa lòng người, thực hiện công tác mang lợi ích cho quần chúng, thậm chí cần phải kết hợp lực lượng nhân sĩ các nước lại, mọi người phải nổ lực vì một thế giới hòa bình, một xã hội tốt đẹp hạnh phúc. Đồng thời càng phải mở rộng tấm lòng, bao dung, tha thứ, hợp lòng hợp sức lấy cỏi đời làm tâm, xem mọi người trên trái đất là anh em một nhà.
Ngày nay “phật giáo là phật giáo của nhân gian”, đây cũng chính là bổn hoài của Đức Phật, và phương hướng phát triển này, từ sớm đã được người đời tiếp nhận, khẩn thiết mong rằng chúng ta đều có thể khai mở phát triển tự tánh, thăng hoa nhân cách, mang bi trí nguyện hạnh của Phật đà rãi khắp nhân gian.
Chú thích:
1.    Đại sư Thái Hư thành lập ba tông đại thừa là: pháp tánh không huệ tông, pháp tướng duy thức tông, pháp giới viên giác tông. Pháp tánh không huệ  là chỉ cho các bộ kinh bát nhã và các bộ luận kinh bát nhã; còn pháp tướng duy thức bao gồm pháp tướng học và duy thức học; pháp giới viên giác học chỉ các bộ kinh luận như kinh pháp hoa, kinh duy ma, kinh hoa nghiêm, kinh lăng già, kinh lăng nghiêm, kinh viên giác, và các kinh có mối quan hệ về phương diện pháp giới tịnh độ, và kinh như lai tạng vv..
2.    Đại sư Ấn Thuận phân Phật giáo đại thừa Ấn Độ thành ba hệ là : tánh không duy danh, hư vọng duy thức và chân thường duy tâm, thuyết này có sự khác biệt rất lớn với thuyết củ. Tánh không duy danh luận chỉ đại thừa trung quán, hư vọng duy thức là chỉ đại thừa du già, chân thường duy tâm luận là chỉ tư tưởng như lai tạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét