Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Khái quát về Tống Nho

Khái quát về Tống Nho




Khổng Tử
Về Phật giáo, trải đời Trần qua đời Tùy đến đời Đường, các tông phái kế tiếp mọc lên: Bồ đề Lưu chi xướng “Địa luận tông” và “Câu xá tông”, Trsi Giả đại sư xướng “Luật tông”, Thiện đọa sư xướng “Tịnh độ tông”, Từ ân Tam Tạng [1] xướng “Pháp tướng tông”, Hiền Thủ quốc sư xướng “Hoa nghiêm tông”, Thiện Vô Úy tam tạng xướng “Chân ngôn tông. Huyền Trang lại được Đường Thái Tông và Cao Tông mến chuộng, cho nên Phật giáo thuở đó rất thịnh. Tuy Phật giáo có bị lu mờ đi một triều đại dưới thời Đường Vũ Tông nhưng đến đời Tống Thái Tổ thị lại hưng thịnh như xưa.
Về Lão giáo, thuyết “thanh tĩnh vô vi” của Lão Trang dần dần biến thành thuật thần tiên, phương sĩ. Người ta cũng gọi Lão giáo là “huyền học” hay là “Đạo giáo”. Đời Hán, Trương Đạo Lăng bắt đầu dùng phép phù thủy để chửa bệnh, Ngụy Bá Dương soạn sách “Tham đồng khế” nói về phép luyện dược, thiêu đơn. Đời Đông Tấn, Cát Hồng soạn sách “Bão phác tử” gồm có hai thiên: nội thiên luận về những phép tu luyện để được đắc đạo, thành tiên; ngoai thiên lại dựa vào tông chỉ Lão Trang để bàn về thời chính, nhân sự. Đời Bắc Ngụy lấy Lão giáo làm quốc giáo. Các vua nhà Đường tôn sùng Lão giáo, vì cho Lão Tử (Lý Nhĩ) đồng họ với mình. Tông Huy Tông lập “đạo sĩ học” và “đạo học bác sĩ”, lại đặt ra một ngạch riêng để bổ dụng các đạo sĩ, gọi là “đạo giai”.
NGUYÊN LAI CỦA NHỮNG DANH TỪ: TỐNG HỌC, ĐẠO HỌC VÀ LÝ HỌC.
Danh từ “Tống học” phát sinh từ đời Thanh. Thời đó, sự khu biết giữa Tống học và Hán học rất nghiêm, sự cạnh tranh giữa hai phái ất lại vô cùng khích lệ. Huệ Định Vũ và Đới Đông Nguyên nên lên ngọn cờ “Hán học” rồi dùng danh từ “Tống học” đề gọi đối phương. Hai danh từ ấy, theo Liễu Dực Mưu, không thể trở thành danh từ học thuật được, nhưng người ta đã vì thói quen mà dùng nó một cách sai lầm.
Tống học cũng gọi là đạo học. Chữ “đạo” thường gặp trong các Kinh, Truyện của Nho gia: Luận Ngữ có những câu “Chí ư đọa”, “Quân tử học dĩ trí kỳ đạo”; Trung Dung có những câu “Tu đạo chi vị giáo”, “Đạo dã giả, bất khả tu lu ly dã”… Tuy vậy, trong Tứ Thư và Ngũ Kinh không có danh từ “đạo học”. Danh từ này phát sinh từ triều Ninh Tông đời Tống, do một nhóm người dùng để công kích các bậc thạc nho mà họ xem là đối lập với họ.
Tống học cũng còn có tên gọi là “lý học” nữa. Chữ “lý” không có trong Tứ Thư, nhưng thường thấy trong Kinh Dịch: “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc”, “Quân tử hoàng trung thông lý”… Đến đời Tống, các học giả dùng chữ “lý” theo một nghĩa rất rộng: về vũ trụ luận thì nói “lý khí”, về tâm thể luận thì nói “tính tức lý”, về tu vi phưng pháp luận thì nói “tồn lý khử dục”. Chữ “lý” đã trở nên một danh từ tuyệt đối và đồng nghĩa với nguyên lý sau này.
CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM CHO TỐNG HỌC BỘC HƯNG:
Những biến chuyển của học thuật Trung Quốc từ đời Hán đến đời Tống.
Khảo về học thuật Trung Quốc từ đời Hán đến đời Tống, người ta thấy có ba giáo thuyết lớn là: Nho, Phật, Lão. Đời Tấn là thời kỳ toàn thịnh của Lão học; đời Đường là thời kỳ toàn thịnh của Phật học; đời Tống là thời kỳ toàn thịnh của Nho học.
Nhưng, từ đới Hán đến Đường, các nhà nho phần nhiều chuyên theo lối học huấn hỗ, từ chương, nếu có ai chán lối học ấy thì lại rơi vào trong phạm vi của Phật, Lão.
Sở dĩ có lối học huấn hỗ là vì các sách xưa đều tiêu tan theo với ngọn lửa của nhà Tần. Sau này, nhà Hán muốn xây dựng lại nền văn hóa đã sụp đổ nên tôn sùng nho thuật, tìm kiếm những kinh sách xưa. Những bản do các bậc cố lão còn nhơ chép lại gọi là “kinh văn”, những bản tìm được trong các nhà cũ gọi là “cổ văn”. Sự phân biệt giữa “kinh văn” và “cổ văn” bắt đầu từ đó. Đời  Nam-Bắc triều lại có sự phân khu giữa Nam học và Bắc học; những bậc cự phách của Nam phái có: Vương Bật, Khổng An Quốc, Đổ Dự; những bậc cự phách của Bắc phái là Trịnh Huyền và Phục Kiền. Đến đời Đường, Khổng Dĩnh Đạt tu soạn bộ “Ngũ kinh chính nghĩa”, biểu hiện cuộc thống nhất của hai phái Bắc, Nam. Nhưng cũng vì thế mà tư tưởng của học giả bị bó buộc, mất cả tự do: thời đó, những kẻ giảng luận kinh nghĩa đều lấy lời chú giải của Khổng Dĩnh Đạt làm thước ngọc khuôn vàng, không dms vi bội. Nhà Tống noi theo điển chương chế độ nhà Đường, cho nên mối tệ về lôi học huấn hỗ lại càng tăng thêm nữa.
Lối học từ chương manh nha từ đời Hán: Vũ đế thích làm từ phú là đã gây nên cái thói yêu chuộng văn hoa. Văn chương các thi gia, văn sĩ đời Tấn và đời Nam Bắc triều rất là hoa mỹ. Đời Đường, người ta lấy văn chương làm nấc thang để leo lên đài danh vọng, vì khoa cử thời bấy giờ rất chú trọng về mặt từ chương. Mặc dầu có một số học giả như Độc Cô Cập, Nguyên Kiết, Hàn Dũ đứng lên chủ trương cuộc “văn nghệ phục cổ vận động”, nhưng vẫn không thể chuyển di được thời thượng. Qua đời Tống, cái tập quán ấy vẵn còn: nhóm Dương Ức, Lưu Quân đã yêu chuộng văn chương của Lý Thương Ẩn đời Vân Đường và phỏng theo đó mà làm nên những bài từ phú rất hoa lệ goại là “Tây côn thể”.
Nhưng nhà nho tự tỉnh ngộ dần và nhân thấy lối học huấn hỗ từ chương không phải là một lối học chân chính. Do đấy, họ đã nghĩ đến một cuộc cách mệnh học thuật để đánh đổ những thành kiến sai lầm của thời nhân.
Một mặc khác, các nhà nho lại còn bị sự áp bách của Phật giáo và lão giáo.
Về Phật giáo, trải đời Trần qua đời Tùy đến đời Đường, các tông phái kế tiếp mọc lên: Bồ đề Lưu chi xướng “Địa luận tông” và “Câu xá tông”, Trsi Giả đại sư xướng “Luật tông”, Thiện đọa sư xướng “Tịnh độ tông”, Từ ân Tam Tạng [1] xướng “Pháp tướng tông”, Hiền Thủ quốc sư xướng “Hoa nghiêm tông”, Thiện Vô Úy tam tạng xướng “Chân ngôn tông. Huyền Trang lại được Đường Thái Tông và Cao Tông mến chuộng, cho nên Phật giáo thuở đó rất thịnh. Tuy Phật giáo có bị lu mờ đi một triều đại dưới thời Đường Vũ Tông nhưng đến đời Tống Thái Tổ thị lại hưng thịnh như xưa.
Về Lão giáo, thuyết “thanh tĩnh vô vi” của Lão Trang dần dần biến thành thuật thần tiên, phương sĩ. Người ta cũng gọi Lão giáo là “huyền học” hay là “Đạo giáo”. Đời Hán, Trương Đạo Lăng bắt đầu dùng phép phù thủy để chửa bệnh, Ngụy Bá Dương soạn sách “Tham đồng khế” nói về phép luyện dược, thiêu đơn. Đời Đông Tấn, Cát Hồng soạn sách “Bão phác tử” gồm có hai thiên: nội thiên luận về những phép tu luyện để được đắc đạo, thành tiên; ngoai thiên lại dựa vào tông chỉ Lão Trang để bàn về thời chính, nhân sự. Đời Bắc Ngụy lấy Lão giáo làm quốc giáo. Các vua nhà Đường tôn sùng Lão giáo, vì cho Lão Tử (Lý Nhĩ) đồng họ với mình. Tông Huy Tông lập “đạo sĩ học” và “đạo học bác sĩ”, lại đặt ra một ngạch riêng để bổ dụng các đạo sĩ, gọi là “đạo giai”.
Tuy vậy, từ đời Hán đến đầu đời Tống, các nho gia, đạo sĩ, tăng già đều có cái ý niệm “tam giáo thống nhấy” và những thuyết sau này đã được nêu lên: “Nho, Phật nhất trí”… Trương Dung, đời Nam Tề, lúc lâm chung, tay trái cầm  “Hiếu kinh” và “Lão Từ”, tay phải cầm “Pháp hoa kinh”, ấy là biểu tượng của “tam giáo nhất trí” vậy.
Nhân đó, Tống nho đã nhận thấy những khuyết điểm của mình, dũng mãnh đứng lên quyết thực hiện một cuộc cách mệnh học thuật: một mặt thì đoạn tuyệt với lối học huấn hỗ từ chương, một mặt khác thì cắt đứt dây quan hệ với Lão giáo và Phật giáo. Tôn Phục và Thạch Giới là hai kiện tướng đi tiên phong trong cuộc cách mệnh này, đã đánh đổ thế lực của các tay cự phách trong phái huấn hỗ học là Vương Bật, Trịnh Huyền, và đồng thời cùng Đạo gia và Phật gia tuyên chiến.
Sau cuộc phá hoại của những kẻ tiền khu, phái chính thống (Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Trương Tải…) mới nối theo mà tổ chức hệ thống, sách lập quy mô và xây dựng nền “Tân Nho giáo”.
Chính trị đời Tống đã gieo ảnh hưởng cho học thuật giới như thế nào?
Vì thấy rõ mối tệ của các phiên trấn đời Đường, nên sau khi tức vị, Tống Thái Tổ liền tước đoạt quyền bính của các võ tướng. Từ đó, quyền hành chính và quyền tư pháp đều thuộc về tay văn thần. Tống Thái Tổ lại khuyến khích những hoạt động văn hóa và có ý thực hiện “văn trị chính sách”.
Tống Thái Tông cũng trọng văn học, ra lệnh cho Sử Quán Tu soạn bộ “Thái bình ngự lãm” gồm có 1.000 quyển, lập Sùng Văn Viện và Bí Các để tàng thư tịch trên 80.000 quyển. Thời đó, các học giả đều được trọng dụng, cho nên từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng có những người thích nghiên cứu học vấn.
Nhờ thế Nho học lại được phục hưng, các bậc cự nho cũng lần lượt xuất hiện.
Nhưng đến thời kỳ Tống học toàn thịnh lại có sự tranh chấp giữa tân phái và cựu phái. Người cầm đầu tân phái là Vương An Thạch, người đại biểu cho cựu phái là Tư Mã Quang. Hễ một khi phái nầy có thế lực tại triều thì phái khác bị đàn áp. Song, cuộc đàn áp của tân phái đối với cựu phái có vẽ kịch liệt hơn. Dưới triều Ninh Tông, học cấm rất nghiêm, có nhiều học giả thuộc cựu phái bị ghi tên vào “đảng tịch”. Chu Hy cũng bị bài xích, và người ta mệnh danh cho cái học của Chu là “đạo học”. Sau nhận thấy danh từ “đạo học” vẫn không có bao hàm ác ý, người ta đổi lại là “ngụy học”. Đó chính là một trở lực cho cuộc phát triển nền học thuật đời Tống. Nhưng các bậc thạc nho vẫn giữ vững tiết tháo, quyết không sờn lòng nản chí trước nỗi gian lao tân khổ, và đã thu hoạch được thắng lợi cuối cùng.
TRẠNG HUỐNG GIỚI HỌC THUẬT ĐỜI TỐNG
Đời Tống, học hiệu và thư viện được lập ra khắp nơi. Những ai muốn nghiên cứu học vấn, nếu không đến học hiệu thì tới thư viện. Do thế mà nền giáo dục đã được dân chúng hóa, và học thuật nhờ vậy mà đã tiến đến một trình độ rất cao.
Học hiệu đời Tống có những tên: lễ điện, giảng đường, học xá…còn giáo chức thì có: động chủ, động chính, đường trưởng, sơn chủ, phó sơn trưởng, trợ giáo. Những lời giảng gải của giáo sư gọi là “giảng nghĩa”, những lời vấn đáp do học sinh ghi chép gọi là “ngữ lục”.
Thư viện đời Tống nhiều không kể xiết, nhưng chỉ có bốn thư viện nổi danh nhất là: Bạch lộc động, Nhạc lộc, Ứng Thiên và Tùng Dương. CHính những nơi đây đã nhiều lần trở nên diễn đàn của các học giả trứ danh thời đó: chẳng hạn như Lục Tượng Sơn đã từng giảng luận về chương “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi” tại Bạch lộc động thư viện, trong dịp Tượng Sơn qua Nam Khang tìm thắm Chu Hối Am.
Nghề ấn loát cũng rất phát đạt về thời bấy giờ. Từ đời Đường trở về trước, sách vỡ đều chép tay. Đời Ngũ Đại mới bắt đầu có bản gỗ. Dưới triều Tống Nhân Tông, Tất Thăng phát minh ra “hoạt tự bản” [1] và từ đó nghề in tiến được ra một bước rất dài. Do vậy, thư tịch được in ra không đếm xiết; các tư gia chứa sách cũng nhiều, như Lưu Thứ, Trịnh Tiều có những thư viện gia đình rất lớn.
Đời Tấn, các học giả phần nhiều chuyên tâm nghiên cứu Kinh Dịch và triết lý Lão, Trang. Đến đời Tống, Trình Minh Đạo, Chu Hối Am rút hai thiên Đại Học, Trung Dung trong lễ Ký hợp với Luận Ngữ, Mạnh Tử gọi là Tứ Thư, và làm cho bốn sách ấy trở nên “thánh kinh” của Nho giáo.
Tống nho lại nỗ lực trứ thuật và đề cập đến nhiều vấn đề ngoài phạm vi học thuyết Khổng Mạnh. Các sách “Thái cực đồ thuyết” và “Thông thư” của Chu Liêm Khê, “Tiên thiên quái đồ” của Thiệu Khang Tiết, “Định tính thư” và “Thức nhân thiên” của Trình Minh Đạo, “Dịch truyện” của Trình Y Xuyên, “Tây Minh” và “Chính mông” của Trương Hoành Cừ, “Tứ thư tập chú” của “Cận tư lục” của Chu Hối Am,… đều là những công trình bất hủ.
Tống nho sở dĩ có được nhiều tư tưởng mới mẻ là vị họ đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Lão giáo rất sâu xa.
Đó là một điều không thể chối cãi.
Mặc dầu lúc đầu các nhà nho đi tiên phong có ý muốn đoạn tuyệt mối tương quan giữa các nhà nho và các nhà sư vẫn có cái dây liên lạc mật thiết: Chu Liêm Khê thường tới lui với các sư Tuệ Nam, Thường Tổng; Dương Qui Sơn đã từng cùng với sư Thường Tổng bàn luận đạo lý; Du Trải Sơn kết bạn với Khai Phúc thiền sư; Chu Hối Am giao du cùng sư Đại Tuệ…
Tống Nho tuy ít vãng lai thù tạc với Đạo gia, nhưng các sách “Thái cực đồ thuyết” của Chu Liêm Khê và “Tiên thiên quái đồ” của Thiệu Khang Tiết được nhuần màu sắc Lão Giáo. Có thuyết nói rằng: Thái cực đồ do Trần Đồ Nam truyền cho Trùng Minh Dật, Minh Dật truyền cho Mục Bá Trường, Bá Trường truyền cho Chu Liêm Khê và Lý Chi Tài, Chi Tài truyền cho Thiệu Khang Tiết. Đời Nguyên, Trần Trạch Vân, trong sách “Chu dịch hòa biến nghĩa uẩn”, xác nhận rằng Khang Tiết
Tiết đã dựa vào “Tham đồng khế” để soạn ra “Tiên thiên đồ”. Âu Dương Tu lại đã từng lấy bút danh Vô Tiên Tử để san chính “Hoàng đình kinh” [1], Chu Hy cũng mượn tên Trâu Hân để soạn ra sách “Tham đồng khế khảo dị”.
Xét theo đó, ta thấy rằng: ngoài học thuyết Khổng Mạnh, Tống nho còn nghiên cứu rất kỷ các lý thuyết của Phật và Lão. Lẽ tất nhiên, khi đã tìm thấy những điểm tương đồng của Nho, Phật, Lão, người ta không khỏi có cái ý niệm “tam giáo thống nhất”. Và khi đã có cái ý niệm “tam giáo thống nhất”, người ta hẵn đã nghĩ đến sự dung hòa tooeng hợp ba giáo thuyết ấy để dựng nên một học thuyết mới với cách lập luận có phương pháp khoa học hơn. Nền “tân nho giáo” của các bậc thạc nho đời Tống, mặc dầu chưa đến trình độ hoàn thiện hoàn mỹ, đã có hệ thống chặt chẽ, cơ sở vững vàng, và gồm đủ những phần trọng yếu của triết học là: siêu hình học, tâm lý học, luận lý học và luân lý học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét