Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Bai soan thi mon kien truc


Vì sao có sự biến đổi hình thể kiến trúc từ kiến trúc truyền thống Phật giáo ấn Độ trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc?
Đạo Phật là nguồn sống cho mọi sự sống, mang lai sự an lạc mãi cho đời, đem đến ánh sáng an lành chiếu tỏa khắp nhân gian, là ngọn đuốc soi đường cho chúng sanh ra khỏi đêm dài sanh tử. Cho nên có thể nói đạo phật góp phần rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Bởi Phật giáo không mang tính giáo điều cứng gắt, mà phật giáo thể hiện theo tinh thần “tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”. Đó là lý do để có sự biến đổi hình thể kiến trúc từ kiến trúc truyền thống Phật giáo ấn Độ trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Vì kiến trúc phật giáo không rập khuôn như kiến trúc cội nguồn, mà phật giáo biết uyển chuyển tuỳ theo tín ngưỡng, văn hoá, tư tưởng, tâm lý quần chúng đương thời để tồn tại và phát triển. Đạo Phật có thể sống trong bất cứ thời đại nào, ở bất kỳ địa phương nào, luôn luôn thích nghi hoà nhập với cuộc sống. Thế cho nên đạo Phật sống vĩnh viễn giữa cuộc sống nhân loại với nguyên tắc tuỳ thời và tuỳ cơ.
Những thể loại hình kiến trúc nào là kiến trúc chính của Kiến trúc Phật Giáo ấn Độ?
Sau khi đức Phật thành đạo Ngài đã vân du khắp nơi hóa độ chúng sanh. Cho đến khi thành lập Tăng đoàn lúc đầu vẫn chọn gốc cây làm chỗ tu tập và sinh hoạt. Nhưng dần dần trãi qua nhiều nơi đức phật du hóa nên tăng chúng mỗi ngày một đông. Tăng đoàn cần một nơi để tu tập, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hành trì và cần sự giảng dạy của Đức Phật. Cũng như vì sự thay đổi thất thường của thời tiết, vì sức khỏe của đại chúng nên đã có nhiều tinh xá Phật giáo được xây dựng. Đây cũng là cái mốc kiến trúc Phật giáo bắt đầu xuất hiện. Kiến trúc đầu tiên của Phật giáo lấy giảng đường làm trung tâm. Là nơi để cho Đức Phật thuyết pháp, sinh hoạt Tăng đoàn.  Nhưng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn các vị thánh đệ tử đã dựng tháp thờ xá lợi của Phật và để cho mọi người chiêm bái, cung kính lễ lạy tạo nên phước đức mà tu hành giải thoát. Từ đó “tháp” được xem là thể loại kiến trúc chính trong Phật giáo, xây dựng theo lời dạy của Ngài với hình dạng gồm 3 y, 1 bát và 1 tích trượng.
Qua loại kiến trúc này đã thể hiện được nếp sống của người tu sĩ phải có 3 y, bình bát và tích trượng; đồng thời nói lên tinh thần của đạo Phật là tất cả vì lợi ích nhân sinh mà trước hết mỗi hành giả phải tự giác rồi mới giác tha, giác hạnh viên mãn. Khi đạt được như vậy mới xứng đáng tham dự vào hàng Thánh, là trưởng tử Như lai.
Khi được truyền vào Trung Quốc những hình thể kiến trúc nào là hình thể kiến trúc thay thế, hoặc là hình thể kiến trúc riêng của Phật Giáo Trung Quốc?
 Phật giáo từ Ấn Độ được truyền vào Trung Quốc thì hình thể kiến trúc đã thay đổi để phù hợp và tồn tại, đứng vững trong xã hội văn minh Trung Quốc. Như Phật tự Ấn Độ gọi là tăng già lam khi truyền đến Trung Quốc được gọi nhiều danh xưng: Phù Đồ, lan nhã, thiền lâm, tháp miếu v.v…từ hình chế kiến trúc bố cục của tự viện thể hiện lên văn hoá phật giáo và tư tưởng văn hoá truyền thống Trung Quốc. Bố cục chính của kiến trúc phật giáo Ấn Độ là tứ phương cung Phật tháp, Tháp là kiến trúc chính, ở trung tâm nơi phụng thờ xá lợi Phật, bốn bên xây các phòng ốc để cư trú cho chư tăng. Hầu hết các kiến tự viện đều dùng bằng gạch đá là chính. Khi kiến trúc được truyền đến Trung Quốc, do sự ảnh hưởng phương thức xây dựng của quy phạm lễ chế, lối kiến trúc tứ phương phật tháp dần dần thay thế bằng các lầu các, Phật tháp không còn là kiến trúc trung tâm mà chuyển hoá thành điện đường là nơi cung phụng Phật Tổ, hầu hết làm bằng gỗ.
Như ta biết Tháp ở Ấn Độ có nhiều kiểu dáng: Hình tròn tự nhiên, kiểu bát úp hình bán cầu, hình vuông. Khi truyền sang Trung Quốc, Tháp thường có ba tầng, năm tầng hay nhiều tầng, nhiều mái và kết hợp giữa đình và lầu, hình chế Tốt Đỗ Ba được cải thành Tháp Sát, được đặt trên vị trí cao nhất của đỉnh tháp, khiến cho Phật Tháp của Trung Quốc cũng bị tính chất tôn giáo, và công năng lên cao nhìn rộng tượng trưng cho trí tuệ siêu việt của PhậtGiáo.
          Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc phần nhiều mô phỏng theo hoàng cung, lấy sự đối xứng để phối hợp tả hữu, sơn môn và điện Thiên vương, điện Đại hùng, Pháp đường, Phương trượng đều xếp thẳng hàng. Hai bên trái và phải theo thứ lớp thiết trí lầu chuông trống, điện già lam và điện Tổ sư, khách đường và Vân thủy đường.
Do đó những hình thức kiến trúc tự viện, tháp Phật trong quá trình phát triển từ kiến trúc nguyên thủy của Phật giáo đến kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc đã thay đổi rất quy mô, tinh tế và sắc sảo. Từ hình thức kiến trúc tự viện lấy giảng đường làm trung tâm thời Phật còn tại thế. Đến lấy tháp làm trung tâm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn. Và khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc thì kiến trúc Phật giáo lấy chùa làm trung tâm nhằm để đáp ứng nhu cầu cũng như thích ứng với xã hội và con người Trung Quốc. Từ đó tiện cho việc truyền bá giáo lý Phật đà, đem ánh sáng đạo Phật vào đời làm lợi ích cho nhân sinh.
Cho biết những nguyên nhân và đặc điểm nào hình thành nên các hình thể kiến trúc này.
Hơn nữa Phật giáo lại được tầng lớp vua quan ủng hộ đắc lực nên khi xây dựng chùa chiền vốn rất quy mô, khả ái và buộc theo lối kiến trúc cung điện, lầu các. Do vậy kiến trúc nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc được hình thành đặc thù trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên. Mà được các triều đại đế vương sùng kính, dùng lực lượng tài vật của quốc gia xây dựng các công trình kiến trúc. Bên cạnh đó chính giáo nghĩa siêu việt của Phật giáo đã làm an định xã hội và tạo sự cần thiết cho một trật tự xã hội mà ý tưởng thống trị luôn quan tâm và tìm các điều phối, có lợi ích cho chính trị nên được nhà nước bảo hộ. Vì thế không gian hoạt động của tôn giáo Phật giáo được mở rộng, những thể loại kiến trúc cung đình Trung Quốc được Phật giáo  sử dụng. Nên kiến trúc Phật giáo được thay đổi hết sức tinh vi và sắc sảo.
Ngoài ra các đế vương thời xưa khâm định chức vụ trụ trì các ngôi quốc tự cho các vị tăng, sắc tứ tên chùa, biển cũng như đề thơ tán tụng, việc làm này là động lực rất lớn dần khởi sự phát triển thuần thục nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Từ đó nghệ thuật Phật giáo thay đổi một cách đặc sắc, độc đáo được lưu truyền và phát huy ngày một cao hơn.
Tóm lại, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo là điểm sáng, là mục tiêu cho những người làm nghệ thuật nghiên cứu và học hỏi. Qua yếu tố này mà Phật giáo có nhiều cơ hội để phát triển, tồn tại và đứng vững với không gian, thời gian đem ánh sáng từ bi, trí tuệ của Đức Phật đi vào đời cứu khổ ban vui. Do vậy đàn hậu học Phật giáo chúng ta cần nổ lực hơn nữa để phát huy, bảo vệ, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật kiến trúc Phật giáo hay đó chính là nét đẹp tinh thần, nét đẹp cuộc sống mà chỉ có Phật giáo mới có khả năng đem đến cho nhân sinh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét