Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Tâm Đắc Bách dụ số 96

Thích Ngộ An

“Tâm Đắc”
Đức Phật nói “tỳ ni tạng trụ Phật pháp cửu trụ, tỳ ni tạng diệt Phật pháp cũng diệt” . cho nên lúc sắp nhập niết bàn, tôn giả A nan hỏi Phật, sao khi như lai nhập diệt chúng  con tôn ai làm thầy? Đức Phật bảo hãy lấy giới luật làm thầy. Ngài còn nói nếu ta sống ở đời thì cũng như vậy. Nếu có ít người xuất gia tu tập giữ giới thì phật pháp sẽ được bảo trì, còn nếu có đông đảo nhóm hợp mà không giữ gìn giới luật, không tu tập thì Phật pháp sẽ bị diệt.
Thấy được tầm quan trọng của giới luật, ngày xưa các vị đệ tử, các vị tổ sư vì giữ gìn giới luật mà không tiếc thân mạng của mình còn ngày nay chúng ta thấy chút danh lợi nhỏ bé đã nhẫn tâm phạm hủy giới luật.
Cũng giống như những người làm công ngu ngốc trong câu chuyện “giả mù” vì muốn chốn lánh một chút cực nhọc mà nở hủy hoại đôi mắt của mình, thật không đáng vậy.
“Giới thiệu”
Kinh là chân lí do phật nói ra, chân lí của Phật nói nó vi diệu, khó hiểu, khó hành trì. Cho nên vì muốn truyền bá chân lí đức phật đã dùng phương thức thí dụ để biểu đạt tư tưởng của mình.
Trong kinh phật có rất nhiều ví dụ, bao gồm 800 dụ lớn và 3 000 dụ nhỏ. phương thức thí dụ có nhiều loại bao gồm: thuận dụ, nghịch dụ, tiên dụ, hậu dụ, biên du .vv...phuong thức thí dụ có một ảnh hưởng rất lớn đối với sự nghiệp hoằng dương phật pháp. Và có tác dụng giáo dục cao đối với con người trong xã hội.
Trong kinh tạng có một bộ kinh rất đặc biệt, sử dụng phương thức thí dụ để diễn bày chân lí. Đó chính là “kinh bách dụ”. Gọi đầy đủ là “bách cú thí dụ kinh”. Toàn kinh gồm 2 quyển tổng cộng 98 câu chuyện. Do một cao tăng ấn độ là ngài “tăng già tư na” trước tác. Sau đó kinh được truyền qua trung quốc đến triều đại nam bắc triều ngài “tề cầu na tì địa” phiên dịch thành hán văn. Lưu truyền đến nay. Bấy giờ tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện trong kinh bách dụ, với tiêu đề “giả mù”. Thuộc câu chuyện thứ 96.
“Kể câu chuyện”
Ngày xưa có một người công nhân, bị vua cưỡng bức làm việc cho ông, công việc quá cực khổ nên người công nhân này chịu không nổi, bèn nói dối với vua là mắt ông bị mù, để tránh lao dịch. Vua tin mắt ông không còn thấy nên cho ông về nhà, thế là ông trốn được công dịch. Những người cùng làm công với ông thấy thế nên cũng muốn móc mắt mình cho mù. Ngay lúc đó có một người tốt khuyên số người công nhân này, các ông không nên làm như vậy, muốn thoát khỏi lao dịch còn rất nhiều cách, hà tất móc mắt của mình. Để người đời cười chê.
Phàm phu cũng như vậy, vì một chút danh dự, lợi ích liền nói dối, hủy phạm tịnh giới, sau khi chết đọa vào ba đường ác. Giống như số công nhân ngu dốc kia, vì không muốn chịu chút khổ lao dịch mà tự hủy đôi mắt của mình. Thật không đáng vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét