Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

GIỚI THIỆU, TÓM TẮT TÁC PHẨM XUẤT TAM TẠNG KÝ TẬP

GIỚI THIỆU, TÓM TẮT TÁC PHẨM XUẤT TAM TẠNG KÝ TẬP
 
Như chúng ta đã biết Phật giáo du nhập vào Trung Quốc khá sớm, vào thời Đông Tấn (thời Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô) đã xuất hiện nhiều bật cao Tăng, các Ngài là tăng nhân từ các nước Tây Vực, Thiên Trúc cũng như chư Tăng tại bản địa. trong thời gian này văn hóa Phật giáo đã rất phát triển, chúng ta có thể dễ dàng nhận thầy từ hai phong trào nổi bật cảu giai đoạn này là:
- Phong trào phiên dịch Kinh điển.
- Phong trào nhập Trúc cầu pháp.
Không dừng lại ở việc phiên dịch kinh điển, các Ngài đã nghiên cứu, soạn thảo mục lục cho các bộ kinh. Mục đích ghi lại tên kinh, số quyển, số trang, người dịch, thời gian dịch, đơn dịch hay trùng dịch, những bản kinh đó còn hay mất, thuộc loại kinh tiểu thừa hay kinh đại thừa v.v.. làm cho các bộ kinh có một hệ thồng giúp người đọc, nghiên cứu sau này được dể dàng hơn. Cho đến đời nhà Nguyên số kinh còn lại theo thống kê là 19 bộ kinh lục, nhưng chúng ta chỉ có thể liệt kê được 11 bản cụ thể như sau:
1- Xuất Tam Tạng Ký tập 15 quyển, đời nhà Lương, do ngài Tăng Hựu soạn.
2- Chúng Kinh Mục Lục Kinh 7 quyển, đời nhà Tùy, do ngài Pháp Kính v.v.. nên còn gọi là Pháp Kính Lục.
3- Lịch Đại Tam Bảo Ký 15 quyển, đời nhà Tùy, do Phí Trương Phòng soạn.
4- Chúng Kinh Mục Lục 5 quyển, đời nhà Tùy, do Ngạn Tôn soạn vào niên hiệu Nhân Thọ năm thứ 2, nên còn được gọi là Nhân Thọ Lục.
5- Chúng Kinh Mục Lục 5 quyển, đời nhà Đường, do ngài Tỉnh Thái soạn, nên còn gọi là Tỉnh Thái soạn.
6- Đại Đường Nội Điển Lục 10 quyển, đời nhà Đường, do ngài Đạo tuyên soạn.
7- Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Ký 4 quyển, đời nhà Đường, do ngài tĩnh Mại soạn.
8- Đại Chu San Định Chúng Kinh Mục Lục 15 quyển, đời nhà Đường, Do ngài Minh Thuyên soạn.
9- Khai Nguyên Thích Giáo Lục 20 quyển, đời nhà Đường, do ngài Trí Thăng soạn.
10- Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục 30 quyển, đời nhà Đường, do ngài Viên Chiếu soạn.
11- Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục 30 quyển, đời nhà Nguyên, do ngài Khánh Cát tường soạn.
Tất cả các bộ kinh lục đều không rõ chính xát vào năm nào. Và chúng ta thấy rằng có tất cả ba bộ đều mang tên là Chúng Kinh Mục Lục, chính vì thế mà phải lấy tên soạn giả hoặc niên đại để phân biệt giửa các bộ ấy. Có thể nói ngài Đạo An chính là người tiên phong phong trào này, mặc dù bản Kinh Lục của ngài không còn nữa. Nhưng trong bản Xuất Tam Tạng Ký Tập của ngài Tăng Hựu có đoạn ghi trong phần lời tựa: “ 聖。猶 經。況 譯。寧 域。昔 扌淵 鑒。愛 錄。訂 分。
Ngài Tăng Hựu có tên đầy đủ là Lương Tăng Hựu, ngài ở chùa Kiến Sơ đời nhà Lương vào năm Niên Giám thừ 17. ngài viên tịch năm 74 tuổi. vào đương thời ngài là bật danh tăng về Luật học. Và ngài đã để lại những tập kinh sau:
- Xuất Tam tạng Ký Tập.
- Thích Ca Phổ.
- Thích Ca Phương Chí.
- Hoằng Minh Tập.
Trong các sách Cao Tăng truyện, Tống Cao Tăng truyện và Đạo Tuyên truyện đều cho rằng ngài Nam Tuyên Luật sư đời Đường là hậu thân của Ngài.
Như vậy bộ kinh lục xưa nhất hiện nay mà chúng ta có thể tìm thấy trong Đại Tạng Kinh là bộ Xuất Tam Tạng Ký Tập của ngài Tăng Hựu (T55.2145), bộ này xuất hiện vào đời nhà Lương, gồm 15 quyển, Ngài đã xoạn bộ này dựa trên bốn phần căn bản:
- Soạn duyên ký: Gồm quyển một.
- Thuyên danh lục: Từ quyển thứ hai đến quyển thứ năm.
- Tổng kinh tự: Từ quyển thứ sáu đến quyển thứ mười một.
- thuật liệt truyện: Từ quyển thứ mười hai đến quyển cuối.
1/ Soạn duyên khởi: Bao gồm quyển thứ nhất,có 5 chương. Phần này chủ yếu nói về phần Duyên Khởi cũng như kể về nội dung cuộc kiết tập đầu tiên. Ngoài ra còn cho chúng ta biết đến sự khác biệt từ ngữ, âm nghĩa trong những bản cổ dịch và cựu dịch.
2/ Thuyên danh mục: Bao gồm quyển hai có 3 chương, quyển ba có 7 chương, quyển bốn có 1 chương, và quyển năm có 6 chương. Chủ yếu phần này nói về các bộ Kinh lục, Luận lục, Luật lục và các bộ Ký lục. Liệt kê và giải thích các bộ này là sách dịch thuật hay sao chép từ các bộ kinh của các tăng sĩ ngoại quốc cũng như của các cao tăng ở Trung Quốc. ngoài ra còn cho chúng ta biết các kinh đó còn có tên nào khác nửa không.
Ở phần này chúng ta chú ý đến hai từ ngữ mà Ngài sử dụng đó là: Ngụy Kinh là những kinh điển được các soạn giả thời bấy giờ soạn ra, mà Ngài xác định đây không phải là kinh của đạo Phật. có hai lý do như sau: thứ nhất là do những người có tư tưỡng tiêu cực chống phá Phật giáo và thứ hai là do những người có tư tưỡng tích cực muốn đạo Phật gần gủi hơn trong nhân gian; Nghi kinh là những kinh điển đang còn trong sự nghi ngờ về người dịch, cũng như năm ra đời của chúng.
3/ Tổng kinh tự: Bao gồm quyển sáu có 10 chương, quyển bảy có 20 chương, quyển tám có 19 chương, quyển chín có 24 chương, quyển mười có 11 chương, quyển mười một có 16 chương, quyển mười hai có 10 chương. Phần này chủ yếu liệt kê các bộ Luận, Luật và giải thích đề tựa các bộ kinh ấy. Đồng thời cũng cho biết các kinh này thuộc bộ nào trong đại tạng, của Ngài nào biên soạn hay dịch thuật. Cho chúng ta biết bản kinh này xuất xứ từ đâu, vào năm nào, kinh có bao nhiêu quyển, phẩm, trang và từ.
4/ Thuật liệt truyện: bao gồm quyển mười ba có 12 chương, quyển mười bốn có 10 chương. Nói về cuộc đời và hành trạng của các du tăng nước ngoài đến truyền đạo tại Trung Quốc, cho biết rõ là các Ngài đã đến từ nước nào, tóm tắt tiểu sử cũng như liệt kê các thành quả mà các ngài đã đễ lại; Riêng quyển mười lăm có 10 chương nói về công hạnh và tiểu sử của các cao Tăng tại Trung Quốc.
Trong giai đoạn này chúng ta thấy lần đầu xuất hiện danh từ “Pháp Sư”.
Theo nhận định của người viết thì đây chính là bộ tiểu sử đầu tiên của văn học Trung Quốc. Bộ tiểu sử đã ghi lại khá chi tiết về cuộc đời và hành trạng của các bật đại sư thời bấy giờ, hơn nữa lời văn được ghi lại khá khúc chiếc và rành mạch, dùng rất nhiều điển tích, diển cố để diển tả sự việc cũng như tả cảnh. Hơn nữa bộ ký tập kinh cũng đã giúp không ít người nghiên cứu kinh Phật thời bấy giờ cũng như hiện tại có được một cái nhìn tổng quan về kinh điển Phật giáo nhờ vào sự phân loại của Ngài.
 
PHONG TRÚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét