Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Bài thứ Sáu: Sử Phật giáo thời Tống Nguyên Minh Thanh


Bài thứ Sáu: Sử Phật giáo thời Tống Nguyên Minh Thanh
Phật giáo Trung Quốc sau khi trải qua cuối đời Đường, hai lần pháp nạn ở thời kỳ Ngũ đại và loạn chiến liên tục của triều đại, do kinh điển thất tán, tự viện bị hủy hoại, tăng cang phải chịu bức bách…, đưa Phật giáo đến chỗ hầu như suy bại. Mãi đến đời Tống mới bắt đầu xuất hiện dấu tích phục hồi trở lại, chỉ sau đời Tống Nguyên, Phật giáo cực thịnh ở đời Thanh 800 năm, vì vận nước không thịnh, Phật giáo tuy kéo dài không mất, nhưng sự hoằng dương hưng thịnh không bằng ở thời đại Tùy Đường. Từ đây, Phật giáo thay đổi hình thái truyền thống, dần dần khuynh hướng cuộc sống tu hành và lộ trình điều hòa tông phái.Từ kết hội niệm Phật tín ngưỡng Phật A Di Đà, đời sống kinh tế tự viện trong nông lâm Thiền viện, dung hòa với hai nhà Nho - Đạo và hiện tượng dung hòa Thiền; tịnh; giáo; giới, Phật giáo đã nhập vào trong văn hóa Trung Quốc, đây chính là tính chất đặc thù của Phật giáo Trung Quốc sau thời Tống Nguyên. Đại thể, thời bắc Tống (960- 1126) Phật giáo phục hưng tương đối thịnh, Nam Tống đến thời Thế Tông nhà Minh (1127 -  1566) là thời kỳ nhạt nhẽo u ám. Thời Mục Tông cuối đời Minh (1567 ) đến đời Thanh lại trải qua một thời hưng thịnh, suy nhược quá lâu, vẫn không hưng thịnh bằng thời Bắc Tống.
I.  Phật giáo thời Tống
Triều đình thời Tống áp dụng nhiều chính sách bảo hộ đối với Phật giáo, sau khi Thái Tổ kiến quốc, liền phế trừ lệnh hủy diệt Phật giáo thời hậu Chu Thế Tông, sửa đổi chế độ khảo thi xuất gia, hạ chiếu độ tám ngàn người xuất gia, phái sứ đi Tây Vực cầu pháp. Tống Thái Tổ khai điêu khắc kinh tạng 4 năm, sắc lệnh Trương Tùng Tín … đến Thành Đô khắc Đại Tạng Kinh, gọi là “Khai Bảo Tạng”, đây là mở đầu cho việc in ấn khắc bản toàn bộ đại tạng kinh của Trung Quốc, cũng là cùng y cứ của tất cả việc khắc Cao Ly tạng và  tạng chung của quan lại và tư nhân. Sau đó lần lượt hoàn thành “Sùng Ninh tạng”; “Tỳ Lô tạng”; “Viên Giác tạng” và “Tư Phúc tạng” .v..v… đây là sự nghiệp vĩ đại đối với sự phát triển của Phật giáo thời Tống, ảnh hưởng đến việc khắc kinh tạng ở hậu thế rất lớn. Thời Thái Tống chiếu lệnh lập Thái Bình Hưng Quốc tự thành tiên Hoàng Đế tự, và thiết lập tổ chức viện dịch kinh hoàn bị, khiến cho sự gián đoạn phiên dịch khắc kinh trong khoảng hơn 200 năm, một thời phục hưng. Đời Chân Tông thì thiết lập 72 giới đàn, phát triển chế độ đăng đàn thọ giới. Ngoài ra, nhờ ở sự hộ trì của triều đình, vườn ruộng, cây cối, núi rừng của tự viện hưởng quyền miễn thuế, tự viện mơi có thể lấy đây làm cơ sở kinh tế, các khoản công ích sự nghiệp, đối với xã hội dân gian giúp ích rất lớn.

Phục hưng Phật giáo thời Bắc Tống, chỉ có 4 tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tịnh Độ, Luật, Thiền tông thì lấy giáo pháp đặc thù “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, may mắn thoát khỏi loạn chiến ngũ đại ở cuối đời Đường, thiền pháp hưng thịnh, hình thành xu thế “Ngũ gia thất tông”, do đây các tổ sư “Đăng sử” trước tác rất phong phú, sự thịnh hành của Thiền tông có thể nói là một đặc sắc lớn của Phật giáo thời Tống. Thời Tống lý luận học phát triển, tư tưởng này nhận ảnh hưởng của Thiền tông rất lớn, trong dó hoặc có luận thuyết bày trừ Phật giáo, nhưng Thiền học triển khai tinh thần lý luận học đặc sắc, cho nên sau khi bày xích Phật giáo lại quy y Phật rất đông, từ đờiTống đến đời Thanh đều biểu hiện tình trạng như vậy.
Thiên Thai tông được Cao Ly truyền đến, kinh điển và một thời hoằng dương, sau đó có hai phái Sơn Gia và Sơn Ngoại cùng nhau tuyên truyền tông nghĩa, mỗi mỗi truyền học thuyết của họ; giáo nghĩa Thiên Thai tuy sâu sắc thâm thúy, nhưng nhờ phụ trợ thêm hành trì luật , lễ sám, niệm Phật, nên có thể phổ cập rộng rãi. Về phương diện Hoa Nghiêm Tông, do giáo nghĩa cùng với thiền tông đồng là một hệ chơn thường duy tâm, nên đắc lực đối với Thiền tông và được phục hưng, biểu hiện phong cách “Thiền giáo nhất như”, y đại lực hoằng dương của 2 vị đại sư Tử Tuyền và Tịnh Nguyên, Tịnh Nguyên nổi tiếng đối với “phục hưng Hiền Thủ tông ”( Hoa Nghiêm tông), phương diện Luật tông có ngài Doãn Kham, Nguyên Chiếu hoằng trì, dốc lực đối với việc biên soạn Luật học, lại do chư sư Thiên Thai tông phần nhiều kiêm hoằng dương giới pháp, Luật học mới có cơ hội phục hưng. Tịnh Độ Tông thì ở trong khoảng 300 năm thời Tống tiếp tục hưng thịnh, đặc tính kết hội niệm Phật thâm nhập rộng rãi, không kém Thiền tông. Tổ sư các tông Thiên Thai, Hiền Thủ, Thiền, Luật, cũng nắm bắt giáo học này, nghiêm ở hành luật, nhưng chí hướng đối với Tịnh Độ, do đây ThiênThai và Tịnh Độ dung hòa, thịnh hành trào lưu tư tưởngThiền tịnh song tu, tín ngưỡng Tịnh Độ do đó ăn sâu vào dân gian. Mãi đến thời đại Tống Huy Tông, vì sùng tín đạo giáo mà phá hoại Phật giáo, như thiêu hủy kinh tượng, chiếu lịnh tự viện an trí tượng Khổng Tử và Lão Tử, và sắp xếp thư tự của các Đạo sĩ trên Tăng Ni…. Phật giáo chịu áp đặt nghiêm trọng, ngoài 2 tông Thiền và Tịnh Độ vẫn còn thịnh hành ra, các tông khác dần dần suy yếu.
II. Phật giáo thời Nguyên
Mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo triều đại nguyên và triều đình,đó có thể lấy Mông cổ ngoại tộc mà thống trị Hoa Hạ hơn 100 năm, có thể nói đắc lực nhiều do Phật giáo hóa chính trị. Thái Tông mới bắt đầu kiến quốc, trọng dụng hành giả Thiền tông Da Luật Sở Tài[1]chế lập pháp lệnh, ra lệnh dân chúng Mông Cổ dũng mãnh  đón nhận Phật giáo. Chư Đế Vương phong tục này, đều xem trọng Tăng sĩ tín đồ để giúp đỡ chính trị của đất nước. Đến Nguyên Thế Tổ thỉnh Bát Tư Ba Tát già phái Tây Tạng đến kinh đô, mời chế văn tự Mông Cổ, dịch thuật kinh tạng, đối với văn hóa mông Cổ có cống hiến rất lớn, nên được ban tặng cho danh hiệu là “Đại Bảo Pháp Vương”, Thế Tổ phong thưởng toàn bộ Tây Tạng được bổng lộc,địa vị chức quyền cao chỉ sau Hoàng Đế. Sau này Tăng cang phái Tát Già mấy đời làm quốc sư, vì thế khiến Phật giáo Tây Tạng (Lạt Ma giáo ) trở thành quốc giáo thời Nguyên.

Tạng giáo tuy nhận được sự sùng tín của chư Đế vương đời Nguyên, nhưng cuối cùng không hợp dân tình, nên chỉ có thể lưu hành trong cung đình. Dân gian thì có Thiền Tịnh hai tông thịnh hành nhất, thiền tông có Vạn Tùng Hành Tú thuộc tông Tào Động sáng tác “Thung dung lục” phát huy phong môn Tào Động; Tông Lâm Tế thì lấy Tuyết Nham Tổ Khâm, Cao Phong Nguyên Diệu, Trung Phong Minh Bổn làm tiêu biểu. thời kỳ này Tăng sĩ Thiền tông kiêm tu Tịnh Độ, vẫn tiếp tục xu hướng Thiền Tịnh song tu thời Tống.

III. Phật giáo thời Minh
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lật đổ thống trị Mông Cổ, trước đây từng làm ở Tăng chùa Hoàng Giác. Thừa tướng Tống Liêm cũng xuất thân từ chùa, cho nên đối với Phật giáo đặc biệt sùng kính, cũng ra sức chỉnh đốn Phật giáo. Do đây, nên sau khi lên ngôi liền ban hành một loạt chính sách Phật giáo mới như:  lập Tăng làm quan, chế định thi cử, chế độ điệp (chứng điệp Tăng ni), khắc kinh tạng (Nam tạng), chỉnh lý tăng tịch, chia chùa chiền thành ba loại : thiền, giảng, giáo; hoàng đế Thành Tổ vĩnh Lạc dùng Tăng Đạo Diễn thuộc dòng Lâm Tế làm thừa tướng, khắc Bắc tạng kinh , và làm (kệ tán Phật), “giải kinh Kim Cang”, nỗ lực hộ trì Phật giáo. Sau này, chư đế vương đều phụng thờ Phật. hai tông Thiền, Tịnh và Lạt Ma giáo đều hành trì.
Sau giữa thời Minh, triều đình vì cứu tế đời sống khó khăn mà đưa ra việc mua bán Điệp, Tăng đoàn tăng lên nhanh chóng, do đó mà tệ nạn phát sanh, lại thêm vào đó Thế Tông tín phụng Đạo giáo, dẫn đến sự kiện phá hoại Phật giáo một lần nữa. Nhưng Phật giáo tuy bị sa sút lại do đây mà tỉnh giác, nên đã nỗ lực chấn hưng. Đến cuối đời Minh các ngài: Liên Trì, Tử Bách, Hám Sơn, Ngẫu Ích .v..v…bốn đại sư lần lượt xuất hiện, không chỉ hoằng dương nhiều đối với các tông thiền giáo,  mà còn nỗ lực đề xướng Thiền; Tịnh; giáo; giới thành một thể, chủ trương Nho ; Thích; Đạo tam giáo hợp thành một tông, thế là tư tưởng dung hòa của Phật giáo lưu hành theo chiều hướng có lợi ích, trở thành khuynh hướng phát triển của Phật giáo 300 năm sau này. Đồng thời những phần tử trí thức Nho giáo hướng về Phật mỗi ngày tăng thêm, càng tăng trưởng thêm lực lượng cư sĩ Phật giáo.

IV. Phật giáo thời Thanh
Thời đại nhà Thanh cùng với thời đại nhà Nguyên giống nhau, hoàng tộc sùng tín Lạt Ma giáo, có thể nói là dùng Phật hóa chính sách đã thống trị được 3 dân tộc không giống nhau Mông; Tạng; Hán. Triều đình không chỉ ở Tây Tạng dùng Đạt Lai Lạt Malãnh đạo tiền Tạng, lấy Ban Thiền lãnh đạo hậu Tạng, ở các vùng của Mông Cổ phong tặng Lạt Ma tôn hiệu “Hô Đồ Khắc Đồ”, lại còn đem cung Ung Hòa trong hoàng cung đổi tên thành chùa Lạt Ma. đối với Hiển giáo tuy một lòng sùng tín, nhưng trong thi hành chính trị thì lấy Nho giáo làm chính.
Đầu đời Thanh quan hệ giữa chư vị đế vương và Phật giáo rất mật thiết, Thuận Trị hoàng đế từng làm (thơ xưng tán Tăng) “Ngã bổn Tây phương nhất na tử,vị hà sanh tại Đế vương gia”(Tôi vốn hồi Tây mang bá nạp , tại sao sanh ở chốn vương cung), “Hoàng kim bạch ngọc phi vị quý, duy hữu ca sa phi kiên nan”(Vàng bạc châu ngọc chẳng phải quý, chỉ có ca sa đắp vai mới là khó) để biểu hiện dấu tích tâm ý muốn làm Tăng sĩ; cuối đời Minh vua Khang Hi thì mời cao Tăng các tông phái sau này đến kinh đô, xúc tiến phục hưng Phật giáo; Vua Ung Chính đích thân phụng Chương Gia hoạt phật, tham kiến đảnh lễ Ca Lăng Tánh Âm thiền sư, hiệu là Viên Minh cư sĩ, chủ trương luận Thiền, giáo,Tịnh điều hòa, đặc biệt nhiệt tâm với pháp môn Tịnh Độ, Thiền Tịnh song tu đối với cận thế lấy niệm Phật làm chính, có ảnh hưởng rất lớn.
Cao tăng trứ danh ở đời Thanh, có thể kể đến là Bách Đình Tục Pháp thuộc Hoa Nghiêm tông, Thiên Đồng Đạo Mân, Ngọc lâm Thông Tú, Hám Phác Tánh Thông thuộc Thiền tông, Tỉnh Am Thật Hiền, Triệt Ngộ Tế Tỉnh thuộc Tịnh tông. Cư sĩ kiệt xuất cũng rất nhiều, trong đó  quy y Thiền tông có Tống Thế Long, Tất Tử Lam; quy y Tịnh tông có: Châu An Sĩ (Mộng Nhan), Bành Tế Thanh; và học giả Phật giáo như: Trịnh Học Xuyên, Cung Tự Trân, Ngụy Nguyên, Đàm Tự Đồng, Dương Văn Hội, Lương Khải Siêu, Chương Thái Viêm, Đinh Phúc Bảo, Tưởng Duy Kiều…đều đối với Phật giáo đương thời có cống hiến rất lớn.
Sự nghiệp in ấn kinh sách cuối đời Thanh phát triển, bản in khắc của Vương quan có “Long Tạng”, và xuất bản kinh điển được đối chiếu 5 bản dịch Hán, Mãn, Mông, Tạng, Phạn. Dân gian thì có “Bá Nạp tạng”, “Tần Già tạng”, có thể thấy triều đại Thanh xem trọng đối với việc chỉnh lý kinh sách Phật giáo. Cuối đời Thanh, do hai người Hồng, Dương[2] làm loạn, lấy tín ngưỡng Thượng Đế làm khẩu hiệu, tong khoảng hơn 10 năm, một nữa giang sơn Đông Nam đều rơi vào trong nền thống trị của Thái Bình thiên quốc, quân hành đến, chùa chiền, kinh tượng toàn bộ bị thiêu hủy. Họa hoạn bài xích Phật giáo củaThái bình Thiên quốc không những không thua kém pháp nạn ở thời kỳ Tam vũ Nhất tông, mà vận nước không ngừng biến đổi, cũng làm cho sự phát triển của Phật giáo chịu sự trở ngại.





[1]Da Luật Sở Tài:dân tộc Khiết Đan, nhà chính trị gia kiệt xuất, đại thần của đế quốc Mông Cổ (耶律楚材,契丹族,杰出政治家,蒙古帝国时期大臣。)
[2] Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh (1813 - 1864)vào cuối đời Th anh Tuyên Tông, làm loạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét