Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Bài Soạn Thi Thầy Minh Nhẫn


A/ Dẫn nhập:
Tăng Triệu  là một Cao tăng của Tam luận tông, Có thể nói rằng, Sư là luận sư xuất sắc nhất của Trung Quốc ở đầu thế kỉ thứ năm và cũng là người đầu tiên trong Phật giáo Trung Quốc nắm vững và trình bày hoàn hảo giáo lí tính Không bát nhã học của Long Thụ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Sư là Triệu luậnBảo tạng luận
Tăng Triệu nổi tiếng với tính cách của một tư tưởng gia và văn sĩ là nhờ bốn quyển sách, gọi chung lại là Triệu luận bao gồm:
Trong bốn bộ luận trên “bất chân không luận” sử dụng ngôn ngữ bát nhã vô cùng chuẩn xác và diễn tả về tánh không một cách đặc sắc tài tình mà không ai ngoài Tăng Triệu có thể làm được.
B/ Nội Dung:
Trước khi tìm hiểu về tư tưởng tánh không của ngài chúng ta phải hiểu được Bát nhã học là gì? Bát nhã học là một học thuyết tánh không. Vậy tánh không là gì?
“Tánh” là danh từ chỉ cho tính chất của sự vật, sự việc. “Không” là chỉ cho sự tồn tại hư huyễn, bất định, không thật có, không thật tồn tại. Vậy tánh không là chỉ cho tánh chất tồn tại hư huyễn duyên sinh của sự vật sự việc, hay nói cách khác các pháp do duyên sinh mà có, và cũng do duyên mà diệt nên gọi là giả danh, hư huyễn, thấy là có nhưng kỳ thực đang hiện hữu không và trong sự tồn tại nó lại đang hiện hữu cái diệt. Nên gọi tánh không.
Trong bài bát nhã tâm kinh ngài huyền trang đã tóm tắt ngắn ngọn tư tưởng tánh không bát nhã với hai câu vô cùng rõ ràng xúc tích “sắc bất dị không, không bất dị sắc” sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Có thể hiểu như sau : Sắc không khác không và không cũng không khác sắc, sắc là không và không cũng là sắc. Kỳ thật đối với chân thực tự tướng của vạn vật mà nói, tất cả tánh chất mà có thể dùng ngôn ngữ văn tự để biểu đạt đều là hư giả. Tuy vậy, để giới thiệu “tánh không” cho người muốn tu tập, hẳn nhiên phải dùng đến phương tiện ngôn ngữ để diễn bày và từ đó “văn tự bát nhã ra đời để thuyết minh cho tánh không. khi diễn tả về tánh không các luận sư bát nhã học phải dùng một ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ của hệ thống Bát nhã, ngôn ngữ phủ định, phủ định triệt để mọi tướng trạng, để khẳng định “tánh không” nằm ngoài vòng chấp thủ.. và trong số các luận sư bát nhã học Tăng Triệu là người thuyết minh hay và rõ ràng nhất về tư tưởng tánh không. Toàn bộ ý đồ của ông muốn gửi ngắm cho hậu thế về triết lí thâm sâu mầu nhiệm bát nhã được ông trình bày trong tác phẩm “Bất chân không luận”.
 “Bất chân không luận” sử dụng ngôn ngữ thuộc hệ bát nhã dùng để thuyết minh cụ thể của Tăng Triệu đối với Bát nhã không quán, đối với đề mục “Bất chân không” Tăng Triệu giải thích rằng : “Các pháp hư giả nên gọi không chân thật ; hư giả không thật cho nên là không”, không cũng chính là nói, tất cả các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh khởi, vọng tưởng hư huyễn không thực, là một sự tồn tại không chân thực, nên gọi là “bất chân”. Về mặt khác, do vì các pháp không chân thật, đều do nhân duyên giả hợp mà có, nên nói là bổn tự tánh không. Kỳ thực “bất chân” tức là “không”, “không” tức là “bất chân” ; “không” và “bất chân” không phải là hai khái niệm đối lập mà là đồng nhất. Phát xuất từ nhận thức này, Tăng Triệu đã tiến hành phê bình “lục gia thất tông” là các nhà các tông Bát nhã học nổi tiếng thời đó. Từ nội dung của bộ luận này có thể thấy rằng : Tăng Triệu đối với giáo nghĩa “Duyên khởi tánh không” do Long Thọ đề xướng, có lý giải vô cùng chính xác và sâu sắc.
Như vậy cái không ở đây là cái không của vạn pháp, không là không có tự tánh. Tất cả các pháp đều do duyên sinh nên chúng không thật có, vì vậy nên bảo là giả danh. Có vì là giả có nên đồng nghĩa với không thật, do đó bảo là không, nhưng chúng không phải là không thật và không có gì hết, mà trong cái không của chúng là đang hiện hữu của cái có, nhưng không thật có, do vậy mà bảo là “phi không phi hữu”. Đó là tư tưởng tánh không của ngài Tăng Triệu.
Hiểu được bản tánh chân thật của vạn pháp vốn hư huyễn duyên sinh và tất nhiên nó là vô ngã nên “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” kỳ thật học thuyết tánh không bát nhã của nhà Phật ra đời mục đích để đã phá chấp trước nhị biên cực đoan của ngoại đạo và đưa con người thoát khỏi những khổ đau mà đáng lẽ họ không phải nhận chịu một cách mê lầm như vậy. Bát nhã tánh không hướng thẳng chỉ rõ bản chất của ngũ uẩn vốn cũng là sanh diệt do duyên, đả phá tất cả sự tồn tại bất dịch và sự đoạn diệt hoàn toàn của vạn pháp.
`          Phàm phu cho rằng ngủ uẩn là tôi, là tự ngã thường hằng, nên dung dưỡng và mến chuộng không rời, đáp ứng mọi nhu cầu hưởng thụ vật dục ham muốn bất chấp tạo tác ác nghiệp, gây ra đau khổ tột cùng. Chính vì thế Chỉ cần hành giả hiểu được tất cả ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức đều không) thì tất cả mọi chấp trước, đau khổ đều rơi rụng, giống như tiêm vào cơ thể một liều thuốc ngừa đau khổ, ở đây chính là chúng ta đã loại bỏ được hết thảy phiền não khổ đau, và vĩnh viễn chấm dứt luân hồi sanh tử, sống trong hiện tại an lạc và chan hòa tất cả tình thương yêu với muôn loài.
C/ Kết luận:
Giống như học thuyết Trung Quán,Tăng Triệu sử dụng phương pháp hai lần phủ định, đối với tất cả sự vật, không thừa nhận tuyệt đối là không cũng không thừa nhận tuyệt đối là có ; không thừa nhận tuyệt đối vận động, cũng không thừa nhận tuyệt đối tịnh chỉ ; không thừa nhận Bát nhã hữu tri, cũng không thừa nhận Bát nhã vô tri. Nhận thức này của Tăng Triệu có thể nói là lý giải một cách chính xác giáo lý duyên khởi tánh không của Bát nhã học. Do đó, “Triệu Luận” của Tăng Triệu đã đánh dấu sự kết thúc của một thời đại, tức là kết thúc lục gia thất tông đã chịu sự chi phối của huyền học thời Ngụy Tấn, đồng thời cũng đánh dấu sự bắt đầu của một thời đại, tức là tư tưởng Bát nhã Không tông, bắt đầu thạnh hành trên đất nước Trung Quốc. Chính là từ Tăng Triệu bắt đầu, Bát nhã Không quán mới phổ biếu lưu hành trong tư tưởng Phật giáo Trung Quốc, trở thành lý luận trung tâm của sự phát triển tư tưởng Phật giáo Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc xuất hiện nhiều tông phái, hoặc ít hoặc nhiều đều lấy Bát nhã Không quán làm cơ sở lý luận cho tông phái mình.
(Thích Ngộ An chấm bút ......hihihihihihi )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét