Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Các trước tác nổi tiếng qua từng thời kỳ


Tổ Long Thọ 1-2 CN tác đại Trí Độ luận 100 quyển, thập trụ Tỳ Bà Sa luận, “Nan hành đạo, pháp nhập thánh đắc quả; Dị hành đạo, xưng danh hiệu phật vãng sanh.” Hậu Hán, ngài An Thế Cao 147, ngài Chi Lâu Ca Sấm 189 dịch kinh Di Đà, Vô Lượng Thọ. La-hán Nan-đề-mật-đa-la nói Pháp Trụ ký tại Srilanka cách phật 800 năm, 16 La-hán ở thế gian đến khi phật Di Lặc ra đời. Tây Tấn 303, ngài Pháp Hộ 223-300 dịch Di Lặc bồ tát sở vấn kinh. Bồ tát Di Lặc thuyết Du-Già sư địa luận, ngài Vô Trước 4 CN tác 100 quyển. Triều vua Ca-nị-sắc-ca 127-151 TCN, 500 La Hán kết tập Đại Tỳ bà sa luận 200 quyển. Ngài Thiên Thân 320-396 tạo 1000 bộ luận, Câu Xá luận 30 quyển, “Lễ bái, tán thán, tác nguyện, quán sát, hồi hướng.” Tôn giả Chúng Hiền 381 soạn Thuận Chánh lý luận 80 quyển. Diêu Tần, ngài Cưu Ma La Thập 344-413 dịch kinh Kim Cang, Hoa Thủ 10 quyển, Pháp Hoa (16 bộ), Di Lặc hạ sinh thành phật. Lưu Tống, ngài Cương Lương Da Xá 383-442 dịch kinh quán Dược Vương Dược Thượng bồ tát. Ngài Phật Ðà Da Xá 413 dịch kinh Hư Không Tạng bồ tát (Phương đẳng 318 bộ), Bát nhã (42 bộ); Ngài Trúc Phật Niệm 317 – 419 dịch Xuất Diệu kinh 30 quyển. Ngài Cầu Na Bạt Ðà La 394-468 dịch Lăng Già, Tạp A Hàm kinh 50 quyển. Đông Tấn, ngài Cồ Đàm Tăng Ca Đề Bà 317-419 dịch Trung A Hàm kinh 60 quyển (A Hàm 151 bộ). Bắc Lương, ngài Đàm Vô Sấm 385–433 dịch đại bát Niết Bàn kinh 40 quyển (Niết Bàn 23 bộ), đại Phương Đẳng đại tập 60 quyển (Đại tập 27 bộ). Đời Vua Lương Võ Đế 502-549, ngài Chân Đế 499-569 dịch Đại Thừa khởi tín luận của tổ Mã Minh giữa 1-2 CN, “Chân lý tương đối, thế tục đế là ngã; chân lý tuyệt đối, đệ nhất nghĩa đế rỗng không.” Ngài Huệ Hạo 497-554 soạn Cao Tăng truyện. Bắc Ngụy, ngài Bồ Đề Lưu Chi 527 dịch kinh Vạn Phật, Bảo Tích 120 quyển, Bất Không quyến tác thần biến chân ngôn 30 quyển; Ngài Cồ Đàm Bát Nhã Lưu Chi 538 dịch Chánh Pháp niệm xứ kinh 70 quyển (Tập bộ 422 kinh). Ngài Đàm Loan 476-542 tác lược luận An Lạc tịnh độ nghĩa dựa theo ngài Thế Thân, tổ Long Thọ. Tổ Đạt Ma 529, tác Thiếu Thất lục môn, “Phá tướng luận, ngộ tánh luận.” Nhà Trần, ngài Tuệ Tư 515 - 577 tác luận Chỉ Quán dựa theo Tổ Long Thọ, “Các pháp duyên sinh, là không, là giả, là trung đạo.” Đời Tùy, tổ Trí Giả 538-597 tác tịnh độ Thập Nghi luận, “Yễm ly hân nguyện, chán bỏ vui cầu, bồ tát phát tâm phải thường không xa rời phật.” Ngài Xà Na Quật Đa 580 dịch bồ tát Địa Trì kinh 10 quyển, Đại Uy Đức đà la ni 20 quyển, Đại Pháp Cự đà la ni 20 quyển; Ngài Khất Ða, Đạt Ma Cấp Ða 590 dịch Dược Sư, Bát Chu tam muội, trừ cái chướng bồ tát Sở Vấn kinh 20 quyển. Đời Đường, ngài Đạo Xước 562-645 tác An Lạc tập (Tịnh độ tông 106 bộ). Ngài Đạo Tuyên 596-667 soạn tục Cao Tăng truyện 30 quyển, tổ Thiện Đạo 613-681 soạn quán Vô Lượng Thọ kinh sớ. Ngài Huyền Trang 602-664 thỉnh 657 bộ kinh; dịch kinh Đại Bát-Nhã 600 quyển, thành Duy Thức luận của ngài Hộ Pháp 530-561. Đại Đường Tây Vức ký, sau vua A Dục 273-232 trước CN có phòng bằng đá là nơi nhập diệt tận định của chư La hán; Các ngài vẫn ngồi nguyên dầu đã trải qua 700 năm nên mỗi năm chư tăng đều cắt tóc thay y. Ngài Đạo Thế 683 soạn Pháp Uyển châu lâm 100 quyển, Ngài Pháp Hải soạn Pháp Bảo đàn kinh của tổ Huệ Năng 638-713, “Thiên bá ức hóa thân là hạnh, viên mãn báo thân là trí, thanh tịnh pháp thân là tánh.” Đời Đường, Ngài Khuy Cơ 632-682 soạn tây phương Yếu Quyết (Chư tông bộ 1000). Ngài Dà PhạmĐạt Mạ 650 dịch kinh Đại Bi; ngũ bách danh Quán Thế Âm. Mật giáo (650 bộ), ngài Thiện Vô Úy 637-735, ngài Kim Cương Trí 671-741 từ Ấn Độ đến Trung Quốc, ngài Nhất Hạnh 724 tác đại Tỳ Lô Giá Na thành phật kinh sớ 20 quyển. Ngài Bất Không 705-774 đến từ Srilanca dịch Du Già diệm khẩu khởi giáo A Nan kinh. Ngài Thật Xoa Nan Đà 704 dịch kinh đại thừa nhập Lăng Già, Địa Tạng, Hoa Nghiêm 80 quyển (31 bộ). Ngài Bát Lạt Mật Đế 705, ngài Di Già Thích Ca dịch thần chú thủ Lăng Nghiêm. Thiền Sư Linh Hựu 771-853 tác Quy Sơn cảnh sách. Tổ Trừng Quán 738-839 viết Hoa Nghiêm diễn nghĩa sao 90 quyển. Đời Tống 960-1276, ngài Tống Thiên Tức Tai dịch Văn Thù Sư Lợi nghi quỹ kinh 20 quyển; Ngài Pháp Hộ dịch bồ tát Anh Lạc 14 quyển, đại thừa bồ tát tạng Chánh Pháp 40 quyển, đại thừa tập bồ tát Học Luận 25 quyển của Tôn giả Santideva 685-763; Ngài Thí Hộ 1017 dịch tam muội Đại Giáo vương kinh 30 quyển, ngài Chí Bàn 1269 soạn Phật Tổ thống kỉ 54 quyển, ngài Tân Ninh 919-1001 Bắc Tống soạn Cao Tăng truyện 30 quyển, ngài Tuệ Hồng soạn thiền lâm Tăng Bảo truyền 30 quyển. Mật giáo Tây Tạng, ngài Liên Hoa Sanh cuối 800, ngài Atisa 982-1054, ngài Tôn Khách Ba 1357-1419 tác bài nguyện Vãng Sinh. Tổ Vĩnh Minh 904-975 tác tông Kính Lục 100 quyển, vạn thiện Đồng Quy tập, “Hửu thiền hửu tịnh độ, do như đái giác hổ, hiện thế vi nhân sư, lai sanh tái phật tổ.” Ngài Hửu Nghiêm nương An Lạc tập, “Định thiện, tán thiện, phật lực, pháp lực, hồi hướng, cầu cứu.” Nhật Bản, tổ Pháp Nhiên 1133-1213 tác niệm phật Tông Yếu. Ngài Thiên Như 1354 đời Nguyên tác tịnh độ Hoặc Vấn tập, tịnh độ duy tâm, Di Đà bản tánh, “Phàm thánh đồng cư độ, phương tiện hữu dư, thật báo trang nghiêm, thường tịch quang.” Đời Minh, tổ Ngẫu Ích 1599-1655 tác Di Đà yếu giải, “Buông bỏ cả thântâm là đại bố thí, không khởi tham sân si là đại trì giới, không nhơn ngã thị phi là đại nhẫn nhục, không gián đoạn là đại tinh tấn, không vọng tưởng thô tế là đại thiền định, không để pháp khác cuốn là đại trí huệ.” Thị giả Phước Thiện soạn Mộng Du tập 52 quyển của đại sư Hám Sơn 1546-1623, “Gốc sanh tử là nghiệp phiền não, sanh tịnh độ tức duy tâm cực lạc, trong mộng làm chủ được, lúc lâm chung biết được chỗ đi.” Ngài Như Tinh 1617 soạn Cao Tăng truyện; Thần Tăng dị truyện. Nhà Minh, ngài Minh Hà soạn bổ tục Cao Tăng truyện 26 quyển. Đời Thanh, tổ Triệt Ngộ 1740-1810, “Một câu A Di Đà, gồm toàn cả đại tạng, khiến được đại tổng trì, là một tạng bí mật.” Ngài Bành Hy Tốc 1750 soạn tịnh độ Thánh Hiền lục 9 quyển. Thái Lan, cuộc đời thánh tăng Ajahn Mun Bhùridatta 1870-1949. Srilanca, ngài Nārada Thera 1898-1983 dịch Vi Diệu Pháp toát yếu. Thượng tọa Mật Thể 1912-1961 soạn Việt Nam phật giáo sử lược. Thượng tọa Viên Đức 1932-1980 dịch Cửu Phẩm vãng sinh đà la ni kinh. Hòa thượng Thiền Tâm 1925-1992 dịch mấy điệu Sen Thanh. Hòa thượng Trí Tịnh dịch đường về Cực Lạc. Hòa thượng Thanh Kiểm 1920- 2000 viết lịch sử phật giáo Trung Quốc. Kinh luật luận 3493 bộ. Kinh điển chủ phật, chủ bồ tát nhiều vô lượng nhủ cát sông hằng không thể tính đếm. Đệ tử, cư sĩ ngộ đức kính lễ ơn trên tam bảo, chủ bồ tát, độc giác, duyên giác, la hán, hiền thánh, chư thiên, sư trưởng, phụ mẫu cùng pháp giới chúng sanh trọn thành phật đạo. Con có sai phạm, kính ngưỡng chư tôn đức, chư hiền giả từ bi chỉ giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét