Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Bài Soạn Thi Thầy Đồng VĂn


A/ Dẫn Nhập:
Phật dạy “ này các thầy tùy kheo hãy ra đi vì hạnh phúc cho quần sanh, vì lấy tình thương cho đời, vì lợi ích cho chư thiên loài người”. Với sứ mạng đó, tăng sĩ đã vân du hoằng hóa, trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh tăng già vẫn ung dung và hoà nhập vào đời như một con thuyền nhỏ chở biết bao thế hệ con người vượt qua sợ hãi, vượt qua khổ đau và cứu vớt tất cả những mãnh đời bất hạnh. chúng ta thấy rằng Ở nơi nào có bóng dáng của Tăng Bảo là nơi có sự hoà hợp và thanh tịnh. Ở nơi nào xuất hiện chùa chiền thì ở nơi đó xã hội tốt đẹp, ở nơi nào có Phật pháp đến thì ở nơi đó có tình thương bao dung và vị tha, tất cả dù ở bất cứ nơi đâu tăng bảo vẫn mãi là mạng mạch truyền thừa của Phật pháp, và ở quốc độ nào điều kiện văn hóa, tín ngưỡng nào, cương vị nào đi nữa giới luật vẫn là nền móng vững chắc, vẫn là chuẩn mực để bảo vệ giữ gìn chánh pháp và lợi ích quần sanh. Với vai trò đó giới luật Phật giáo có một tác động vô cùng lớn đối với việc bảo vệ và duy trì đạo pháp, duy trì ba ngôi tam bảo mà chư vị tổ sư đã đề cập và muốn nhắn nhủ với bậc hậu lai với thế hệ tu sĩ chúng ta qua câu nói “Phật pháp nhị bảo, toàn tạ tăng hoằng, tăng bảo trường tồn phật pháp bất diệt” .
B/ Nội Dung:
“Phật pháp nhị bảo, toàn tạ tăng hoằng, tăng bảo trường tồn phật pháp bất diệt”.
Tạm dịch: phật pháp là hai ngôi báu đều nương tựa vào tăng bảo hoằng dương chánh pháp , nếu tăng bảo trường tồn thì phật pháp bất diệt.
 1. Tăng là hình ảnh một trong ba ngôi quý báu .Thế nên biết,Tăng Bảo rất cần thiết cho mạng mạch của phật pháp, hay nói cách khác tăng là sư tồn tại của Phật Pháp. Ở đời người ta lấy vàng bạc châu báu để làm đẹp sắc thân, còn Tăng lấy Giới Luật để trang nghiêm pháp thân. Không có giới Tăng Sĩ sẽ không thể tiếp nối mạng mạch của như lai. Thế nên người tăng sĩ phải như thế nào mới giữ gìn chánh pháp thì đó chính là mối lo lắng của Phật khi ngài còn tại thế.  Bởi vậy lúc sắp nhập niết bàn Đức Phật Ngài dạy giới luật là con đường cho mọi người vào đạo, còn đối với tăng thì khiến cho phật pháp cửu trụ.
2. Giới Luật được xem như là nơi quy thú tất cả thiện pháp, là phương tiện để ngăn chặn và đoạn trừ các điều ác bộc phát qua thân- khẩu- ý. Điển hình như kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là mẹ sanh ra các công đức”.
Thật vậy, Giới Luật chính là sanh mạng, là sự sống còn của những người con dòng họ Thích, những hành giả tác như lai xứ, hành như lai sự. giới như đường rầy xe lửa chạy đúng hướng và an toàn chở chúng ta đi đến đích nhẹ nhàng. Với hàng rào giới luật sẽ làm cho đạo tâm tăng trưởng. Giới luật ví như công cụ lắng động nước đục  của tâm thức, là công năng loại trừ xao động trần sa phiền não. Chính vì thế mà một người Tăng Sĩ phải giữ gìn giới luật trang nghiêm, mới làm cho tăng già thêm vững mạnh, giáo hội kiên cố.  Chỉ có giới luật  mới tạo nên đức hạnh của người xuất gia,  xây dựng được thành công .
3. Những xứ giả Như Lai trở thành chiến sĩ trên mặt trận đạo đức là nơi an ổn nhất cho chúng sanh nương vào tạo cho họ có lòng tin vững chắc đối với tam bảo.
4. Nếu người xuất gia không nghiêm trì giới luật chẳng khác nào kẻ thế tục, dẫn đến phật pháp tàn rụi, trở thành một cộng đồng ô hợp.
5. Như vậy, trong phật giáo, việc giáo dục là hướng dẫn mọi người sống đời sống đạo đức đúng với chánh pháp đó là cách sống mô phạm để  người khác tu theo. Cũng thế, trong lãnh vực tâm linh, giới luật là một dấu hiệu  của sự  chứng đắc tâm thức, nó không những là ở phương diện để cho bản thân tu tập đạt được tâm hỷ lạc mà còn tác dụng vô cùng lớn lao đối với tha nhân và xã hội.
C/ Kết Luận:
Tóm lại giới luật có một tác động trực tiếp đến sự trường tồn của Phật pháp, và giáo dục Phật giáo việc cần chính yếu là việc xiển dương giới luật và lấy giới luật để xây dựng nhân cách cho hàng tu sĩ xây dựng đạo đức cuộc đời thông qua những lời dạy của Phật. Đức Phật nói giữ giới mới sanh định, mà có định mới phát huệ, cho nên giới là điều kiện tiên quyết cho sự chứng nhập đạo giải thoát, cho nên Đạo phật xây dựng đạo đức trên một nền tảng trí huệ, mà muốn đạt được trí huệ phải lấy giới làm gốc để trao dồi thân tâm. Thiết nghĩ giới luật, Đối với hàng tăng, ni trẻ ngày nay, thời đại của văn minh vật chất dãy đầy những cám dỗ mê người, nếu không có giới, không xiển dương giới luật, không đưa giới luật vào giáo dục, thì xét nghĩ Phật pháp sẽ chóng tàn rụi. nên phương diện đưa giới luật vào cuộc đời bằng khí thở đạo đức, bằng thức ăn phạm hạnh là điều vô cùng cần thiết và cấp bách, và giới lãnh đạo tăng đoàn cần phải có sự quan tâm hơn đối với vấn đề giới luật của tăng ni trẻ thiết nghĩ mỗi người trong chúng ta đều là thế hệ sứ giả của như lai chún ta cần phải tran bị đầy đủ phẩm chất đạo đức của nhà Phật, của người con Phật và lấy việc tu dưỡng thân tâm làm hành trang để cứu người giúp đời kiến tạo xã hội bình an và hạnh phúc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét