Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Xu hướng truyền bá Phật giáo đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều - phần 1

Xu hướng truyền bá Phật giáo đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều - phần 1

 Khi nghiên cứu tư tưởng tôn giáo Trung Quốc, chúng tôi  thường thấy rằng Phật giáo được truyền từ ngoài vào, mà sơ khởi là do các vị Hồ Tăng mang đến, họ sớm làm quen với phong tục tập quán Trung Hoa, thừa lúc xã hội đời Nguỵ

 Tấn Nam Bắc Triều hỗn loạn, họ liền dùng tư tưởng kích động diễn biến, dần dần khiến Phật giáo thích ứng với hoàn cảnh đương thời, bấy giờ họ đem hết năng lực để xiển dương tôn giáo của mình. Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ ở Trung Hoa trải qua một quá trình thoát xác, sức ảnh hưởng của nó không dừng lại ở phương diện tư tưởng tôn giáo, mà còn tác động đến tư tưởng của giới học thuật đương thời, cùng với tín ngưỡng tôn giáo bản địa. Cho nên, về phương diện truyền bá, Phật giáo dựa trên Nho giáo và tư tưởng của quần chúng. Mặt khác, cũng tiết xuất từ văn hoá bản địa, mà hình thành bản sắc Phật giáo Đại thừa của Trung Quốc.
Ở đây, có thể nói, ban đầu các Tăng lữ Phật giáo đã lợi dụng diễn biến của xã hội Trung Quốc làm lay chuyển cách nhìn của giới trí thức về tôn giáo, khiến tư tưởng Phật giáo hoà nhập với các tôn giáo Trung Quốc, dựng nên một cơ sở tín ngưỡng tiềm ẩn bên trong.
Bản văn này nghiên cứu về tôn giáo quan trong các triều đại Nguỵ Tấn, Nam Bắc triều. Phật giáo phải làm thế nào để khai triển và tuyên dương tư tưởng tôn giáo của mình. Ở đây, chúng tôi muốn nói bao quát diễn biến của Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc trong thời gian khoảng 100 năm.
I - NHỮNG NHÂN TỐ TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT CHUYỂN BIẾN SAU TRIỀU ĐẠI ĐÔNG HÁN:
Sau triều đại Đông Hán, về phương diện tư tưởng có sự thay đổi rất rõ ràng, sự thay đổi được biểu hiện ở đây là do sự cực đoan của Nho giáo mà có sự tôn sùng Phật giáo và Lão giáo. Xét tận cùng cội gốc đại khái không ngoài ba nguyên nhân sau:
1.     Diễn biến kinh học của triều đại nhà Hán, từ khi Hán Võ Đế cấm tuyệt sự lưu hành các tư tưởng học thuật khác, chỉ coi trọng Lục kinh nên các học giả đều lấy việc học Kinh Thi làm trọng, phát huy nghĩa lý, khảo cứu lời người xưa. Kết quả là: khi truyền đến đời sau tất cả giáo nghĩa đều bị xáo trộn, xa vời nghĩa lý. Các học giả tuy không muốn dùng nhiều lời để cắt nghĩa, nhưng việc bàn rộng nói dài là điều khó tránh, nên bèn dùng lời hay ý đẹp để thuyết giải, làm mất đi cái nghĩa lý căn bản. Nói năm chữ trong kinh văn mà luận đến vạn lời, càng về sau càng dài hơn. Vì vậy, một đứa bé đọc một bài mà đến già mới có thể biết được. Cứ theo học như vậy mà không thấy chổ sai lầm thì suốt đời cũng chỉ vô ích. Đây là mối lo lớn của các bậc học giả. (xem Hán thư nghệ văn chí lục nghệ tự)
2.     Cuối đời Đông Hán, xã hội Trung Quốc tạp loạn, quan lại chỉ lo việc tranh dành quyền lực bên ngoài, chức năng chính trị của triều đình đã đến hồi tan rả, giặc khăn vàng nổi lên, Đổng Trác biến loạn, ba nước tranh quyền, binh lính trở thành giặc cướp, dẫn đến việc Bát vương tàn sát, Ngũ Hồ xâm lăng, những nhân tố này khiến nền chính trị Trung Quốc hỗn loạn. Đức lễ giáo của Tiên vương không còn khả năng kiểm thúc, kẻ sĩ lần lượt bỏ điều đã học, họ đều lo bảo toàn tánh mạng, cho đến những kẻ tu theo đạo Lão Trang cũng bỏ bê, mai danh ẩn tích, đàm thuyết viễn vông. Đây là xu hướng tất yếu phải đến.
3.     Do ảnh hưởng của Phật giáo, nhà vua bắt đầu chú ý đến Lão Trang, sự chú ý đó làm khởi lên phong trào học thuật huyền ảo, khiến tất cả các học giả đều ham muốn nghiên cứu tinh yếu của Lão Trang, họ thấy được sự nông cạn của Nho học, không bằng Lão giáo. Nhưng Lão giáo thì lang bang bất định, không bằng Phật lý, nên bỏ Nho theo Lão, bỏ Lão học Phật. Đây là sự hình thành xu thế phổ biến của tư tưởng học thuật đương thời. Lão và Phật là sản vật của thời loạn lạc, do tinh thần con người suy sụp, khổ đau, đẫn đến sự cứu vớt của tôn giáo càng trở nên cấp bách. Nên lúc này, tư tưởng của Phật và Lão liền thay thế địa vị của Nho gia.
Qua ba điểm trên, chúng ta có thể thấy được chuyển biến của tư tưởng học thuật đương thời. Chung quy đều do vui với cái mới mà bỏ đi cái cũ, cũng là do thời loạn lạc nhiễu nhương mà tạo thành.



  • Thích Đạo Không - dịch
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét