Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Tinh Vân đại sư: Hãy trả lại sự thanh tịnh cho Phật giáo, cơ sở Phật giáo không phải là địa điểm tham quan


Tinh Vân đại sư:
Hãy trả lại sự thanh tịnh cho Phật giáo, cơ sở Phật giáo không phải là địa điểm tham quan

 (Ngộ An Lược Dịch) 

Tin tức Phật giáo Giang Tô trên mạng cho biết, tại phòng trưng bày mỹ thuật chùa Đại Giác, huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, vừa tiến vào cửa chúng tôi trông thấy trên bức tường treo một bức ảnh của Đại sư Tinh Vân lúc ngài 25 tuổi, nét mặt rạng ngời, giữa vầng trán toát lên khí sắc phi phàm. Bên trong phòng có trưng bày các tư liệu về những câu chuyện cuộc đời của Đại sư và những hình ảnh chụp chung với các nhà lãnh đạo quốc gia ở các thời kỳ khác nhau. Sáng ngày 22 tháng 5 năm 2011 Đại sư Tinh Vân nhận lời mời phỏng vấn của các ký giả tuần san Liêu Vọng Đông Phương tại chùa Đại Giác.
Đại sư Tinh Vân cho biết, Ngài sinh ra trong một gia đình nghèo tại Dương Châu, không được đến trường học tập. Thế mà hiện nay ngài có đến 9 học vị tiến sĩ và là người sáng lập ra Học Hội Phật Quang Quốc Tế, là chủ nhân của 4 viện đại học, 300 ngôi tự viện và có đến hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
Đại sư cũng là người chủ trương phong trào “Phật Giáo Nhân Gian”, chính phong trào này đã cứu vãn sự suy vi của Phật giáo Đài Loan. Có một thiền sinh cho biết: “Điểm đặc biệt của Đại sư là mỗi một hoàn cảnh khác nhau, Ngài sẽ vận dụng một phương pháp khác nhau sao cho phù hợp để tiện bề truyền bá Phật pháp”.
        Phật Giáo Và Chính Trị Không Có Sự Đối Lập
Tuần San Liễu Vọng Đông Phương: Đại Sư đề xuất “Phật Giáo Nhân Gian” và đã từng giải thích rất nhiều lần, vậy tinh thần cốt yếu của nó là gì?
Đại Sư Tinh Vân: Từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành lập Phật giáo đến nay đã lưu truyền trên 2600 năm, Phật giáo dần trở nên như ngày hôm nay chỉ đặt nặng vấn đề tụng kinh và lễ nghĩa, không chú trọng đến cuộc sống của con người. Ví như các tu sĩ Phật giáo thường đi vào rừng núi để tu tập, rất ít người dấn thân vào trong xã hội; chùa chiền dần trở thành nơi để thờ cúng lễ lạy, tách biệt hoàn toàn đối với đời sống gia đình và xã hội; chùa chiền dần trở thành nơi chuyên dụng của người xuất gia, do đó mà tín đồ phật tử ngày một ít đi. Do đó tôi đề xuất “Phật giáo nhân gian” nhằm mục đích hướng đến đời sống, gia đình và xã hội, làm cho Phật giáo ngày càng được phát triển thăng bằng hơn.
“Phật giáo nhân gian” và Phật giáo truyền thống không hề có sự khác biệt, Phật chỉ có một, Phật giáo buổi đầu là Phật giáo nhân gian, bây giờ dung hòa giữa truyền thống và hiện đại lại với nhau, cũng vẫn là Phật giáo nhân gian.

Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: Đại sư cho rằng giữa Phật giáo và sự thống trị của chính trị có mối quan hệ gì?
Đại Sư Tinh Vân: Phật giáo và chính trị không hề có sự đối lập, chính trị không cần phòng bị đối với Phật giáo, mà trái lại còn phải bảo vệ và tạo điều kiện nhiều hơn cho Phật giáo phát triển, bởi vì Phật giáo có thể giúp duy trì nền đạo đức xã hội, tịnh hóa tâm hồn người dân, thiết lập trật tự và làm đẹp nếp sống xã hội. Trên thực tế Phật giáo đã giúp đỡ rất nhiều cho chính trị.
        Xưa nay, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, tà giáo thế nào tôi không biết, chứ tôn giáo chân chính không bao giờ có sự đối lập với chính trị, Phật giáo xem các nhà lãnh đạo chính trị giống như vị chủ tịch hội đồng quản Trị tập đoàn công ty, các vị ấy đứng trên vũ đài chính trị như thế nào chúng tôi không cần biết, chúng tôi chỉ biết làm công việc phục vụ, làm những việc thiện ích cho xã hội. Trong lịch sử đã có rất nhiều lần thay đổi chế độ triều đại, Phật giáo đều không tham gia, bất luận ai làm chủ đất nước, chúng tôi đều ủng hộ. Vì thế giới chính trị nên xem Phật giáo là người bạn tốt nhất và hy vọng từ nay về sau Trung Quốc để tâm đến công tác đào tạo nhân tài cho Phật giáo, để Phật giáo có được sự tự do trong việc truyền bá, và nhà nước cần có chính sách bảo vệ phát triển Phật giáo.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: Mô hình của “Phật giáo nhân gian” có giúp ích gì cho sự nghiệp kiến thiết “hài hòa xã hội”?
Đại Sư Tinh Vân: Phật giáo ra đời mục đích chính là để thúc đẩy tạo nên một xã hội hài hòa. Tăng đoàn thời Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Tăng đoàn Lục hòa, thế nào gọi là Lục hòa? Lục hòa gồm có : Kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, lợi hòa đồng quân, ý hòa đồng duyệt, khẩu hòa vô tranh, thân hòa đồng trụ. Văn từ xem ra hơi khó hiểu, tôi sẽ dùng lời văn hiện đại để trình bày. Thứ nhất là thống nhất tư tưởng; hai là bình đẳng pháp luật; ba là cân bằng lợi ích; bốn là tâm ý vui vẻ; năm là nói lời hòa hợp và thứ sáu là sinh sống hòa thuận. Tăng đoàn lúc mới thành lập đã được yêu cầu thực hành theo sáu phương diện này. Theo tôi, chùa chiền bây giờ nên tái lập lại quy chế thời Đức Phật, dựa trên quy định lục hòa thời ấy để phát triển đổi mới.
Kiếm tiền phải chân chính, Phật giáo nói đến tịnh tài
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: Chùa chiền ở Trung Quốc rất nhiều, có một số quản lí không hợp nhân tâm, bị xã hội phê phán không ít, họ đã dùng những từ như: “thương mại hóa”, “mục nát” v.v.. , Đại sư thấy thế nào?
Đại Sư Tinh Vân: Phật giáo tại nhân gian, bất kỳ một đoàn thể nào ở thế gian cũng đều có tốt có xấu, yêu cầu đạt được sự tuyệt đối thanh tịnh, tốt đẹp, đó chẳng phải là những thứ chỉ có ở thế giới cực lạc hay sao? Người xuất gia trong chùa cũng không thể tránh khỏi sai sót, nhưng so với người đời vẫn còn tốt hơn một chút, ví dụ như hút thuốc, uống rượu v.v.. họ không công khai làm. Đệ tử Phật ít nhất cũng có tâm hổ thẹn, ngại ngùng, cho nên đừng bao giờ xem thường họ. Đương nhiên, Phật giáo vẫn còn phải tịnh hóa thêm những người này.
Hi vọng nhà nước có phương pháp quản lí chân chính phù hợp đối với Phật giáo, nên cho Phật giáo càng nhiều không gian tự trị. Các hiệp hội và tự viện Phật giáo đều có quy chế quản lí nhất định, lấy giới luật làm thầy, thực hành theo giới luật, điều này sẽ khiến Phật giáo ngày càng tiến bộ.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: Việc quản lý các chùa chiền ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn có chút đan xen giữa các cục Văn vật, Du lịch và cục Tôn giáo.
Đại sư Tinh Vân: Tôi công nhận phương diện khai phóng và hưng vượng của bộ mặt Phật giáo Trung Quốc, nhưng vấn đề nội bộ của họ thì cần phải nghiên cứu thêm nữa. Đặc biệt tôi cảm thấy cục Văn vật và cục Du lịch không nên xen vào việc quản lí của Phật giáo, nên trả lại sự thanh tịnh cho Phật giáo, chùa chiền không phải là nơi để tham quan du lịch. Quý vị có thể đến trường học để tham quan không? Trường học không phải là nơi có thể đến tiêu khiển. Chùa chiền có thể đến để tham quan, sẵn tiện tịnh hóa tâm hồn, đó là nơi sinh hoạt tâm linh mà đem người thế tục vào quản lý Phật giáo thì không thích hợp lắm.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: Phật Quang Sơn có chi nhánh trên toàn thế giới, tất nhiên sẽ gặp phải khó khăn về việc quản lí nhân sự và tài vật, Đại Sư có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ với chúng tôi không?
Đại Sư Tinh Vân: Phật Quan Sơn có 300 ngôi tự viện, hơn 1000 tăng ni, và có khoãng 500 vạn phật tử trên toàn thế giới. Căn bản chúng tôi không có phân chia giai cấp như ngoài xã hội, chẳng hạn như không cử người cầm quyền, không cử người quản lí, thậm chí chúng tôi cũng không có ngân sách nào cả, có bao nhiêu tiền chúng tôi đều đóng góp cho xã hội như làm giáo dục, làm văn hóa và cứu tế xã hội.
Người của chúng tôi toàn bộ đều là người làm việc không công, không có tiền lương, không có tiền tiết kiệm, cũng không hề nói đến việc một tháng phải có bao nhiêu tiền thưởng, thật ra chúng tôi mới thực sự là những người theo chủ nghĩa xã hội. Do không có tiền nên không gặp rắc rối, thông thường người ta có tiền liền muốn mở tiệm kinh doanh, càng kiếm được nhiều tiền càng tốt.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: Có một số người lấy chùa chiền để kinh doanh, ví dụ: bán vé vào cổng rất đắc, bán nhang rất đắc và pháp khí v.v.. Đại sư thấy như thế nào? Nên khoan dung hay là cương quyết không cho tiếp diễn?
Đại Sư Tinh Vân: Hiện nay Phật giáo có một số chùa thu vé vào cổng, điều này không nên vì chùa là nơi của quần chúng, là văn vật cổ còn lưu lại, là tài sản lịch sử, là của cộng đồng đóng góp mà có. Người xử dụng có thể trả tiền nhưng dùng nó để kiếm tiền thì không nên.
Nhưng theo tôi biết người xuất gia có lúc cũng cần tiền nhưng không tham ô, người xuất gia không dung tiền để lo việc gia đình, mà dung vào việc xây dựng lầu kinh, xây dựng chánh điện, vì vậy không có tiền thì làm sao phát triển chùa chiền. nhưng dung tiền phải chánh đáng, Phật giáo dạy về tịnh tài.
Phật giáo cũng cần phải tiến theo thời đại
(Vào những thập niên 50-60 của thế kỷ 20, Cơ Đốc giáo Đài Loan phát triển mạnh mẽ, nhưng căn cứ vào điều tra gần đây nhất, tính cho đến hiện tại thì tổng số quần chúng nhân dân tin theo Phật giáo chiếm đến 60 %, và họ có mối quan hệ mật thiết với Phật Quang Sơn và đại sư Tinh Vân trong công tác tích cực hoằng pháp tại Đài Loan. )
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương:Hiện nay Cơ Đốc giáo phát triển tại Đại Lục càng ngày càng nhanh chóng, Ngài cảm thấy nguyên nhân do đâu?
Đại Sư Tinh Vân: Hiện tượng này cũng sẽ có thay đổi, ví dụ vào thập niên 50-60 trước, 80% cư dân Đài Loan đều là tín đồ của Cơ Đốc giáo. Lúc đó Phật giáo bị phân biệt đối xử rất lớn, nhưng, theo tôi thấy điều đó cũng đúng, vì lúc đó Phật giáo không có nhân tài, Cơ Đốc giáo thì đã phát triển rồi, đặc biệt là Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh họ tin Cơ Đốc giáo, ủng hộ Cơ Đốc giáo.
Bây giờ thì khác, nhân tài Phật giáo nhiều rồi, các vị hãy xem những thanh niên Phật Quang Sơn của chúng tôi, họ đều là những giáo sư, nhà báo, đài truyền hình trong xã hội. hơn thế nữa Phật giáo là văn hóa truyền thống của người Trung Quốc, dòng máu chảy trong người họ luôn lưu giữ hạt giống của Phật pháp, họ lại quay về với hoài bảo của Phật giáo là một sự trở về rất tự nhiên. Có một mục sư tại đài Loan nói với tôi, bây giờ tín đồ cơ đốc giáo ở đài loan giảm rồi, tín đồ Phật giáo tăng rất nhanh.
Nhưng chúng tôi cũng không thích như vậy, vì theo tôi nghĩ các tôn giáo nên cùng nhau phát triển, nên cùng nhau phục vụ xã hội, không phải chỉ có một tông giáo mà tốt, cơ đốc giáo, Phật giáo, đạo giáo, nho giáo tất cả đều tốt, tất cả tôn giáo đều hướng đến con người và xã hội là của mọi người, nhưng vấn đề là sự chênh lệch. Vấn đề bây giờ là Phật giáo (đại lục) đang trong tình trạng không thuận lợi, bởi vì Phật giáo có chùa chiền, ngày xưa chùa chiền ở trung quốc rất khuôn khổ, người xuất gia mặc y phục riêng biệt, phải giữ quy tắc, và phải làm như thế này như thế kia, chính vì đó nên có rất nhiều hạn chế. Cơ đốc giáo không giống vậy, họ không có y phục riêng biệt, tự do, tùy ý đi đến bất kỳ gia trang hoặc gia đình nào mà không ai quản lý.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: thưa đại sư Nguyên nhân sự phát triển nhanh chóng của Thiên Chúa giáo phải chăng có liên quan đến phương pháp tuyên truyền giáo nghĩa của họ, số lượng giáo đồ thiên chúa ở nông thôn phát triển khá nhanh, họ dám đi đến những vùng xâu vùng xa nghèo khổ để truyền giáo mà các sư Phật giáo rất khó làm được.
Đại Sư Tinh Vân: thiên chúa giáo lấy việc truyền giáo làm nhiệm vụ của họ, còn Phật giáo thì lấy tu hành làm nhiệm vụ, động lực trong công tác truyền giáo của Phật giáo không đủ. Từ nay về sau Phật giáo không như thế nữa, bởi vì giới trẻ Phật giáo rất nhiều, mà thanh niên thì hoạt động hoạt bát, sôi nổi thường tổ chức hoạt động, như pháp sư Từ Dung mỗi khi tổ chức hoạt động Phật sự thì thu hút có đến mấy chục ngàn người, nhiều nơi trên thế giới mỗi năm đều tổ chức rất nhiều hoạt động Phật giáo. Phật giáo cũng phải tiến theo thời đại.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương: bây giờ trong xã hội người ta có một số quan niệm và cảm nhận rằng: ngày nay chùa chiền và các nhà sư xem trọng tiền bạc và danh vọng, họ còn nói hàng tiêu dùng của các sư Phật giáo chính là tiền và quyền. ví dụ như trong lớp tu thiền phần lớn đều là doanh nhân ông chủ tham gia, ngài thấy sao?
Từ từ sẽ phổ biến, các Phật tử của chúng tôi trên khắp thế giới nào là doanh nghiệp, người già, người trẻ con nít, thường đối xử như nhau, chúng sanh bình đẳng, giàu nghèo cũng vậy không hề có sự khác biệt.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương:Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngày xưa giảng pháp, có thể cho một bà ăn xin ngồi gần phía trước mặt, mà bây giờ chính tai nghe đại bộ phận ngài khai thị toàn là doanh nghiệp và quan chức.
Đại Sư Tinh Vân: điều đó là do các bạn tạo thành, chứ Phật giáo nào như thế. Người ta trong xã hội có giàu có nghèo, nhưng đến trước Phật, tất cả đều như nhau,  không hề có sự phân biệt.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương:thí vụ nếu như tôi không phải là ký giả mà là một người bình thường muốn gặp ngài, có thể không?
Đại Sư Tinh Vân: trường hợp tôi không biết bạn có phải là ký giả hay không , chỉ cần bạn muốn gặp tôi, tôi sẽ gặp bạn.(bên cạnh pháp sư Từ Dung nói chen vào: đại sư cũng không có nói nhất định người như thế nào mới có thể gặp ngài, chỉ đơn thuần là đại sư rất bận, mọi người cần phải hẹn trước một chút). Ký giả tôi cũng có thể không gặp, giảng rất nhiều lời, tôi không có thời gian, người bình thường nói mấy câu thì được rồi, cho nên cũng không nhất định. Bạn nên tôn trọng thời gian của tôi, tôi cũng phải tôn trọng nghề nghiệp của bạn, có này có kia. Mọi người nương tựa giúp đỡ nhau, nương tựa tôn trọng nhau.
Tuần San Liêu Vọng Đông Phương:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét