Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Xu hướng truyền bá Phật giáo đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều - phần 2

Xu hướng truyền bá Phật giáo đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều - phần 2

  II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO:
Theo lịch sử, Phật giáo truyền vào Trung Quốc bắt đầu tư thời Hán Minh Đế, nhưng suy xét cho cùng thì Phật giáo du nhập Trung Quốc vào thời vua Ai Đế triều Tây Hán. 
Thuyết Y Tồn sứ giả nước Đại Nhục Chi đem chuyện Phật giáo truyền miệng vào là chổ dựa đáng tin cậy (xem Ngư Hoạn Nguỵ Lược Tây Nhung truyện). Không như vậy thì Phật giáo ở triều Hán Minh Đế không thể nhanh chóng chiếm được tín ngưỡng của giới quý tộc, triều đình. Từ thời Hán Minh Đế về sau Phật giáo dần dần phổ biến khắp dân gian, người nghiên cứu và tín ngưỡng càng nhiều. Đến đời Hán Hoàn Đế, trong cung chính thức thiết lập bàn thờ Lão Tử và Đức Phật (xem Hậu Hán thư bổn ký luận). Hoàng Đế tin tưởng Phật giáo, các hàng quan liêu, sĩ tử cũng tin theo, một mặt nghiên cứu Đạo giáo, một mặt nghiên cứu Phật lý (xem Hậu Hán thư ... giai truyện). Hiện tại, chúng tôi theo những việc có thật về sự phát triển của Phật giáo trong triều đại nhà Hán, sơ lược chia thành ba yếu tố:
1. Tính phương thuật của Phật giáo:
Từ đời Tần, Hán trở đi, xã hội Trung Quốc đầy dẫy những tín ngưỡng về phương thuật và thần tiên. Tần Thuỷ Hoàng và Hán Minh Đế đều nhiệt tâm với sấm ký và các phương thuật. Cho nên, Phật giáo lúc mới đến Trung Quốc phần lớn đều truyền khẩu. Người Trung Quốc khó hiểu được khi họ diễn giảng về chân lý. Do vậy, họ phải phối hợp với đạo Lão thời bấy giờ, tìm cách hoà lẫn với nhau, chỗ này chỗ kia, suy diễn phô bày, chưa có được phương cách truyền giáo hữu hiệu. Đạo Phật và Lão giáo là hai tôn giáo phân minh, nhưng phần lớn đều thấy như xuất phát từ một nguồn. Lúc bấy giờ là thời đại lưu hành của pháp thuật thần tiên. Các Tăng lữ từ Tây Vực xa xôi đến truyền giáo tại Trung Quốc đều có đầy đủ phong cách đặc thù. Họ lễ bái các Phật tượng, nhiễu hương, tụng niệm kinh chú, điều này khiến người Trung Quốc chú ý với lòng hiếu kỳ, bấy giờ mọi người đến xem đều cho đó là một loại đồ vĩ của giới phương sĩ. Hết thảy Tăng lữ Tây Vực đến Trung Quốc đều hoà nhập với phong tục tính phép thuật thần tiên của dân tộc bản địa. Nếu không sử dụng biện pháp hoà hợp với thái độ cảm hoá và ứng phó với mọi hoàn cảnh thời bấy giờ, thì làm sao có thể truyền bá Phật giáo tại một đất nước như Trung Quốc.(xem Cao Tăng truyện Tập Thiền thiên)
2. Tính luân hồi của Phật giáo:
Vào triều đại Đông Hán, Trung Quốc bỏ ra ngoài tư tưởng học thuyết Nho giáo. Thuyết thanh tịnh vô vi và luận về vấn đề sinh tử của đạo Lão cùng với thuyết tánh không và lý luận về luân hồi nhân quả của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng. Trong Hậu Hán thư Tây Vức Truyện lý nói: “Phụng Phù Đồ, bất sát phạt”, “ thử đạo thanh hư, quý thượng vô vi, hiếu sanh ố sát, tỉnh dục khử xa”. (xem Hậu Hán thư... giai truyện). Cho nên, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 8 (Tây nguyên lục ngũ niên), Hán Minh Đế ra chiếu chỉ: Sở Anh Vương tụng đọc lời dạy của Lão Tử, thờ đạo nhân từ của Phật giáo, thiết trai cúng dường ba tháng, thề nguyện với thần linh, sao lại hiềm nghi, nên có sự hối hận, chuộc lại lỗi lầm ấy bằng cách cúng dường chư Tăng và các vị Ưu bà tắc thật thịnh soạn “(xem Hậu Hán thư bổn ký). Sở Anh Vương vui với học thuyết đạo Lão, giữ trai giới tế tự theo Phật giáo. Đây là phụ thuộc đối với phép thuật quỷ thần, cũng là đạo lý nhân quả luân hồi theo Phật giáo. Cho nên, cuối đời Đông Tấn có xuất hiện sự tranh luận giữa “Thần diệt luận” và “Thần bất diệt luận”.
3. Tính đạo đức của Phật giáo:
Lúc Phật giáo mới đến Trung Quốc, chính là thời kỳ Nho giáo cực thịnh, nhưng Phật giáo vẫn có thể truyền vào cung đình và ăn sâu vào tầng lớp quý tộc, nên khó tránh khỏi bị Nho gia công kích. Công tác truyền giáo vào Trung Quốc của Tăng lữ đối với tư tưởng Nho giáo mà nói thì một lời cũng khó nghe. Chỉ có những người ngay thẳng, hăng hái, xuất thân từ tầng lớp quý tộc, cung đình mới đứng ra biện hộ. Ơ trong di sản Bá Hậu Hán ký nói: “kỳ thúc dĩ tu thiện, từ tâm vi chủ, bất sát sanh”. Trong Hậu Hán Tây Vức truyện nói: “Phật giáo hiếu nhân ố sát,.... trược sùng thiện, cố cung đình hiền liêu đa ái kỳ pháp”. Vì Phật giáo bấy giờ chưa dịch ra những giáo lý cao thâm, chỉ có những đạo lý lấy từ Tứ Thập Nhị Chương kinh như: “vi đạo vụ bác ái”,”bác ái thí”,”đức bố thí”, “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, “ngũ giới”, “thập thiện pháp”, là những đạo lý cơ bản mà Phật giáo truyền bá. Về sau, Nho giáo nhận thấy từ bi của Phật giáo và đạo nhân thứ của Khổng giáo có nhiều điểm tương đồng. Sở dĩ như vậy, vì bấy giờ Phật giáo chỉ chủ trương xiển dương về phương diện đạo đức luân lý. Trên đây muốn nói đến tính phép thuật, tính luân hồi, tính đạo đức tức là chất liệu đặc thù của tư tưởng Phật giáo thời nhà Hán.
Phật giáo thời nhà Hán sự thật là một loại đạo thuật. Những hành vi và giáo lý của Phật giáo lưu hành được dừng lại ở sự chia chẻ hoà đồng với Lão giáo Trung Quốc thời bấy giờ. Phật giáo do nơi những nhà truyền giáo Tây Vức, với lòng nhiệt thành, họ theo con đường thương mại đem giáo lý đến Trung Quốc và lưu hành trong nhân gian. Những tầng lớp thượng lưu của xã hội, dù theo đạo Lão nhưng họ cũng học giáo lý của Phật giáo, như Sở Anh vương, Hán Minh Đế, Hán Hoàn Đế, cũng vậy cho đến các văn  nhân học sĩ. Theo Lý Giai và Trương Hoành có đề cập đến, mà hai người này cũng chuyên về lý âm dương thuật số. Ngoài ra những giới học thuật khác cũng không xem Phật giáo là của người man di. Trong Thang Dụng Hình nói: Vào triều Tây Hán, khi Phật giáo đến Trung Quốc, số lượng kinh dịch chưa nhiều, thường lấy pháp cúng tế và thanh tịnh vô vi, chế ngự dục vọng, trừ bỏ lảng phí đã cùng chung đạo lý với đạo Lão. Nhưng Phật giáo lấy trai giới để tế tự, còn đạo sĩ có phương pháp tế tự riêng của họ. Phật dạy tinh linh bất diệt, Lão chủ trương thành tiên để được bất tử, rõ ràng hợp nhau, chuyển đổi bù đắp cho nhau. (xem Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật giáo sử đệ tứ chương) Đây là ý kiến cực kỳ chính xác, nó cũng biểu hiện được tình hình Phật giáo lúc mới du nhập vào Trung Quốc.
Đến  triều đại nhà Nguỵ Tấn, do huyền học của đạo Lão rất thịnh, bộ mặt học thuật của Trung Quốc cũng có nhiều cải biến, tuy Phật giáo lại nương theo lý huyền học của Lão giáo, nhưng chỗ đam mê của giới học sĩ đại phu trọng tâm là tư tưởng học thuật bản địa, mà Phật giáo lại bị coi là tôn giáo ngoại lai, mặt khác tư tưởng học thuật của Phật giáo lúc bấy giờ đã xuất hiện những sự sai khác đối với khi mới du nhập, nên ít được ưa chuộng.
 

  • Thích Đạo Không - dịch
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét